Chó chửa bao nhiêu ngày tháng thì đẻ ? có lẽ là vấn đề được khá nhiều người yêu thích chó, nuôi chó quan tâm nhiều nhất. Vì muốn biết được vòng đời cũng như thời gian mang thai, và biết được ngày chó con sắp được ra đời để chuẩn bị những thứ cần thiết cho chó mẹ khi sinh cũng như chó con sau khi được ra đời. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết được thời gian mang thai, khi nào đẻ của chó mẹ và những điều cần thiết chăm sóc cho chó mẹ sau khi sinh nhé.
Chó chửa bao nhiêu ngày tháng thì đẻ ?
Nếu như tính từ thời gian bào thai bắt đầu hình thành, làm tổ trong cổ tư cung của chó cái thì mắc khoảng 60 – 68 ngày là chó cái đã đẻ. Nhưng trên thực tế thì trung bình khoảng thời gian từ 2 tháng mang thai là chó cái đã có thể đẻ những lứa chó con, tức là chó chửa sau 2 tháng là đã đẻ rồi.
Nhưng cũng có một số những trường hợp như về giống chó cũng sẽ có thời gian mang thai dài hơn như những giống chó nhỏ và mang thai ít như chó Nhật, chó Bắc Kinh, chó Chihuahua… khoảng thời gian mang thai của những giống chó này có thể kéo dài đến hơn 2 tháng.
Chó chửa khi mang thai cũng sẽ có những triệu chứng cũng như dấu hiệu mang thai như ốm nghén, cũng khá giống với con người. Cho nên bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra được những dấu hiệu này khi chúng có những hành động lạ hay quá trình sinh hoạt, ăn uống của chúng trở nên bất thường hơn.
Thường thì khi mang thai thì những chó chửa cũng sẽ có tâm trạng khá nhạy cảm và chúng sẽ trầm lắng hơn là những lúc chúng tinh nghịch. Vậy thì khi mang thai thì chó chửa có những dấu hiệu dễ nhận biết nhưu thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.
Dấu hiện nhận biết chó chửa
Chó chửa có nghĩa là chó đang trong quá trình mang thai, theo ngôn ngữ của từng địa phương và phổ biến hiện nay đối với nhiều người thì người ta sẽ hay dùng từ chó chửa để nói về một con chó cái khi chúng mang thai. Thường thì trong những thời gian đầu khi chó cái đang hình thành những tế bào thai thì chúng cũng sẽ chưa có những dấu hiệu gì bất thường về việc chúng mang thai mà chúng ta cũng sẽ khó có thể nhận biết được chúng mang thai trong những thời gian giai đoạn mang thai đầu.
Nhưng cho đến 2-3 tuần thai trong thời gian tiếp theo thì chó chửa sẽ có những dấu hiệu cũng như những hành động rõ ràng hơn để bạn có thể nhận biết chó nhà mình đang mang thai, chính là:
– Chó chửa chỉ ăn một ít, chúng cũng có thể bỏ bữa và không còn hăng hái ăn uống trong khi đã đến giờ chúng thường thấy đói trong những thời điểm trước đó. Trong thời gian này thì để chúng không bị mất sức và bị ảnh hưởng đến sức khỏe thì bạn nên cho chúng ăn những loại thức ăn mà chúng thích và bổ sung thêm những loại thực phẩm dinh dưỡng như sữa.
– Chúng không còn hăng hái hoạt động và thích nằm nhiều hơn. Đây là dấu hiệu khá bình thường đối với những chó cái sau khi được phối giống. Trong giai đoạn này thì chúng ta nên chú ý đến chúng nhiều hơn, không nên cho chúng uống thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai kì của chó chửa.
– Bắt đầu thời gian từ 5-6 tuần trở đi thì khi để ý bạn sẽ thấy bầu ngực của chó chửa sẽ bắt đầu to dần, ti ngực của chúng cũng sẽ to lên và hồng hào hơn. Bụng cũng bắt đầu to lên do sự phát triển của chó con trong bụng của chó chửa. Và tiếp đó 1 tuần tiếp theo, tức là 7 tuần chó chửa thì bạn sẽ thấy rõ được chó con trong bụng bắt đầu đạp trong bụng chó mẹ.
– Thời gian mang thai chó con từ 7-9 tuần của chó chửa thì bầu ngực to dần lên, ti ngực của chó chửa bắt đầu có những hiện tượng tiết sữa ra bên ngoài. Bạn cũng đừng quá lo lắng vì điều này vì nó cũng rất bình thường, thời gian tiết sữa của chó chữa là trong khoảng từ 1-2 ngày. Riêng đối với trường hợp ti ngực của chó chửa tiết quá nhiều sữa hay khoảng thời gian tiết sữa dài hơn 2 ngày thì có thể đây chính là dấu hiện chó chửa sẽ sinh non và sảy thai.
Dấu hiện nhận biết chó chửa sắp đẻ
Sau khoảng thời gian mang thai được 2 tháng thì chó chửa sẽ bắt đầu cho hành trình chuẩn bị sinh con của mình. Lúc này thì chó chửa sẽ có những hành động cũng như dấu hiệu rõ ràng hơn, tần số cũng sẽ mạnh hơn cho thời gian sắp chào đời của những chú cún con. Dưới đây, sẽ là một số những dấu hiện nhận biết được chó chửa nhà bạn đang cận kề thời gian đẻ:
– Chó chửa cảm thấy rất mệt mỏi vì chúng phải di chuyển với cái bụng quá to, chúng nằm nhiều hơn và không muốn di chuyển nhiều.
– Bụng càng lớn và bầu ngực bắt đầu tiết sữa nhiều hơn
– Chó chửa bắt đầu tìm chỗ đẻ, dấu hiệu để nhận biết được điều này chính là chúng thường hay cào vào tường, cào vào chuồng và thường đi lại xung quanh chỗ đẻ của mình.
– Chó chửa thường thở lớn tạo thành tiếng, chúng sẽ há miệng để thở kể cả trong thời tiết nhiệt độ thấp khí hậu lạnh
– Cơ thể chó chửa có những mùi hôi khó chịu hơn so với thời gian bình thường trước đó của chúng
– Chó chửa cảm thấy khát và uống nhiều nước hơn
– Chó chửa cảm thấy nhiệt độ trong cơ thể rất nóng và đi tìm những nơi có nước mát, nhiệt độ mát hơn để nằm nghỉ ngơi
– Trong những ngày cuối thời gian sắp đẻ thì chó chửa thường sẽ chán ăn và không muốn ăn gì, trong thời gian này thì bạn nên cho chó chửa uống thêm sữa để bổ sung năng lượng cho sức khỏe, giúp chúng khỏe mạnh hơn để đẻ, chào đón những đứa con sắp chào đời của mình.
Có nên tắm cho chó chửa không?
Thường thì trong giai đoạn mang thai thì cơ thể của chó chửa sẽ cảm thấy rất nóng, tỏa nhiệt và chúng thích tìm đến những nơi có nhiệt độ thấp, mát mẻ để nằm và nghỉ ngơi. Vì thế, tắm cho chúng cũng là một biện pháp tốt để bạn có thể giúp xoa dịu được sự tỏa nhiệt ở bên trong cơ thể của chúng. Với những chú chó chửa từ khoảng thời gian từ 3 tuần đến 7-8 tuần của thai kì thì bạn có thể tắm cho chó chửa được bình thường. Nhưng do tâm trạng của chúng khi mang thai sẽ có phần hơi khó chịu nên bạn phải dỗ dành cũng như nhẹ nhàng với chúng, để chó chửa có thể hợp tác hơn.
Còn đối với chó chửa sau khi sinh rồi thì tốt nhất bạn nên cân nhắc và không nên tắm cho chó mẹ sau khi sinh. Vì cơ thể, cũng như hệ miễn dịch và sức đề kháng của chó chửa sau khi sinh của chúng rất yếu. Nếu như tắm trong thời gian này thì sẽ khiến cho chúng dễ bị nhiễm lạnh, cảm cúm hay mắc các bệnh bên ngoài. Đặc biệt là có thể dẫn đến hiện tượng sinh thiếu ngày hay sảy thai khi tắm cho chó chửa vào khoảng thời gian, giai đoạn cuối của thai kì.
Chó chửa nên ăn gì?
Trong quá trình mang thai thì cung cấp đầy đủ những loại thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe của chó mẹ và sự phát triển của chó con là điều vô cùng cần thiết. Và điều đó sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ ăn uống của gia chủ muốn tốt cho cún cưng của mình như thế nào. Đối với giai đoạn mang thai đầu của thai kì, tức là khoảng thời gian từ 6 tuần đầu tiên thì gia chủ nên cung cấp đầy đủ những dinh dưỡng trong thức ăn như thường ngày dành cho chó chửa.
Nhưng từ 6 tuần trở đi thì đây là giai đoạn hình thành cho sự phát triển mạnh mẽ của chó con nằm trong bụng chó mẹ. Cho nên, trong giai đoạn này thì bạn sẽ cần chú ý nhiều hơn đến nguồn dinh dưỡng dành cho sự phát triển của chó con. Bạn nên chia bữa ăn thành nhiều phần hơn, từ 4-5 bữa trong tuần.
Chú ý: bạn không cần phải tăng số lượng thức ăn mà chỉ cần cung cấp đủ 2 bữa ăn trong 1 tuần, số lượng thức ăn trong 2 bữa ăn bạn sẽ chia thành 4-5 bữa ăn trong một tuần cho chó mẹ. Vì trong khoảng thời gian mang thai của chó chửa thì chó cũng sẽ chán ăn, và ăn không được nhiều. Làm như thế, chó chửa có thể ăn ít nhưng lại có thể cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho chó con.
Với nguồn thức ăn chứa được nhiều dinh dưỡng cho sự phát triển của chó con trong thời gian chó chửa mang thai và sức khỏe của chó chứa trong thời gian mang thai thì bạn nên bổ sung thêm thịt bò hoặc là trứng vịt lộn. Hai loại thức ăn này được cho rất tốt cho sức khỏe, cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho cả chó mẹ và chó con trong thai kì. Và nên nhớ không nên chú trọng việc cung cấp quá nhiều lượng thức ăn mà chỉ nên chia thành từng bữa nhỏ để chó chửa có thể dễ ăn hơn, tốt nhất là nên cho chó chửa ăn 2 bữa trong một tuần.