1 quả dứa chứa bao nhiêu Calo? Ăn nhiều có tốt không, mát hay nóng?

Dứa là loại quả có chứa nguồn vitamin, chất xơ, khoáng chất tự nhiên,… mang đến tác nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nếu ăn dứa nhiều sẽ gây nóng trong người hoặc thừa thải lượng calo. Vậy hãy đến ngay với bài viết dưới đây, baonhieu.net sẽ giúp bạn tư vấn hàm lượng calo trong 1 quả dứa là bao nhiêu cũng như cách ăn dứa như thế nào để tốt cho cơ thể. Cùng xem nhé!

1 quả dứa có bao nhiêu calo?

qua-dua-bao-nhieu-calo

Dứa không chỉ là loại quả dùng để tráng miệng, làm nên những ly nước giải khát ngày hè mà còn chế biến nên nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Dứa cũng được khá nhiều người yêu thích bởi nó có vị chua chua, ngọt ngọt nên rất dễ ăn. Hơn hết, các chuyên gia dinh dưỡng còn cho biết, trong dứa có chứa hàm lượng dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu có lợi cho sức khoẻ.

Nhưng nhiều người cũng lo ngại rằng hàm lượng calo trong dứa có nhiều hay không, liệu ăn nhiều có khiến cơ thể bị nóng không. Và theo các chuyên gia dinh dưỡng phân tích cho biết, cứ 100gr dứa thì có chứa 50 calo. Như vậy, 1 quả dứa trung bình thường nặng khoảng 3-400gr tức là chứa 150-200 calo. Hàm lượng calo trong dứa thực chất không quá cao, do đó mọi người không cần quá lo lắng. Loại quả này được đánh giá là nguồn cung cấp mangan dồi dào, vitamin C và vitamin B. Bên cạnh đó, để giúp mọi người nắm rõ hơn về hàm lượng dinh dưỡng trong dứa, có thể xem phân tích dưới đây:

  • Protein: 0.54 g
  • Carbohydrate: 13.52 g
  • Chất xơ: 1.40 g
  • Chất béo: 0.12 g
  • Vitamin A: 58 IU
  • Vitamin C: 47.8 mg
  • Vitamin E: 0.02 mg
  • Vitamin K: 0.07 μg
  • Vitamin B1: 0.079 mg
  • Vitamin B2: 0.018 mg
  • Vitamin B3: 0.500 mg
  • Folate: 18 μg
  • Canxi: 13mg
  • Sắt: 0.29 mg
  • Magie: 12 mg
  • Phốt pho: 8 mg
  • Kali: 109 mg
  • Natri: 1 mg
  • Kẽm: 0.12 mg
  • Đồng: 0.110 mg
  • Mangan: 0.927 mg
  • Selen: 0.1 μg
🏆🏆 Chú Ý :   1 tháng 1 năm có bao nhiêu ngày chủ nhật ?

Lưu ý: đây là hàm lượng dinh dưỡng cho 100gr dứa

Những lợi ích của dứa đối với sức khoẻ?

Tăng cường hệ miễn dịch: như đã ns nguồn vitamin C trong quả dứa khá cao, chính vì vậy nếu cung cấp thường xuyên sẽ giúp cơ thể dung nạp đầy đủ vitamin C cần thiết cho cơ thể. Từ đó, sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch để phòng chống ho, cảm cúm, sốt, hay các bệnh đường hô hấp.

Cải thiện hệ tiêu hoá: vì trong quả dứa có chứa nước khá nhiều và rất giàu chất xơ, chính vì vậy mà nó rất có lợi cho hệ tiêu hoá.Ngoài ra, lượng bromelain trong dứa, loại enzyme phân hủy protein hiệu quả, cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy…

Tăng cường sức khoẻ xương: vitamin C và mangan trong dứa có tác dụng củng cố xương cùng các mô liên kết. Chỉ với một ly nước khóm bạn đã cung cấp một lượng cần thiết chiếm khoảng 73% lượng mangan trong cơ thể. Chính vì vậy mà các nhà nghiên cứu khuyến cáo ăn dứa thường xuyên sẽ rất tốt cho xương.

Giảm viêm khớp: được biết dứa có tác dụng kiểm soát bệnh viêm khớp khá hiệu quả. Bởi vì trong dứa chứa chứa loại enzyme proteolytic có tên là bromelain, có tác dụng giúp phá vỡ protein phức tạp đồng thời chống viêm hiệu quả, vì vậy giúp giảm triệu chứng viêm khớp hiệu quả.

🏆🏆 Chú Ý :   Tháng 9 có bao nhiêu ngày ? Trả lời đầy đủ & mới nhất

Hỗ trợ làm giảm huyết áp: Vì dứa chứa một lượng kali cao và chỉ số sodium thấp nên cơ thể bạn sẽ duy trì được mức huyết áp bình thường nếu thường xuyên bổ sung các thực phẩm có chiết xuất từ dứa.

Tốt cho tế bào và mô: vitamin C trong dứa cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo collagen cho cơ thể. Đây là thành phần thiết yếu tạo nên thành mạch của da, máu, xương và các cơ quan khác. Ngoài ra lượng vitamin C trong trái dứa giúp chữa lành tổn thương rất hiệu quả, từ đó giúp bạn phòng tránh bệnh tật và nhiễm trùng.

Phòng ngừa hen suyễn: Dứa có chứa Beta Carotene và Bromelain, có tác dụng làm giảm các triệu chứng hen suyễn và giúp hệ thống hô hấp luôn khỏe mạnh. Một vài nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên tiêu thụ Dứa thường có nguy cơ hen suyễn thấp. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng có tác dụng phòng ngừa hen suyễn còn được tìm thấy trong thực phẩm thực vật màu cam, vàng và xanh đậm. Bao gồm dứa, xoài, đu đủ, quả mơ, bông cải xanh, dưa đỏ, bí ngô và cà rốt.

Phòng ngừa ung thư: các nhà khoa học cho biết Dứa tươi chứa các hoạt chất có thể chống lại các tế bào ung thư. Nước ép từ lõi, thân và thịt Dứa có thể kìm hãm sự phát triển các tế bào ung thư buồng trứng và ung thư ruột kết. Dứa cúng chứa các chất chống oxy hóa giúp thu giữ và chống lại các gốc tự do. Điều này làm chậm quá trình tổn thương tế bào, do đó ngăn ngừa một số loại ung thư. Ngoài ra, các enzyme có trong Dứa có thể thu nhỏ hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư.

🏆🏆 Chú Ý :   Sữa chua nếp cẩm Ba Vì giá bao nhiêu tiền?

Vậy ăn dứa nhiều có tốt không, nóng hay mát?

an-dua-nhieu-co-tot-khong

Không thể phủ nhận rằng, trong quả dứa hàm lượng dinh dưỡng khá dồi dào, mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều người cũng lo ngại việc ăn dứa nhiều có tốt không, có gây nóng không? Và sự thật thì dứa không hề gây nóng trong người như mọi người lo lắng, đây là loại quả có chứa hàm lượng nước khá cao, hơn hết rất lành tính, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tránh táo bón cực kỳ hiệu quả. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng việc ăn dứa không hề gây nóng mà còn rất mát cho cơ thể.

Tuy nhiên, việc ăn dứa mỗi ngày hoặc quá nhiều là hoàn toàn không tốt cho sức khoẻ, bởi có nguy cơ gây ra một số triệu chứng đối với cơ thể, cụ thể:

  • Bromelain trong dứa khá cao, nếu ăn dứa quá nhiều có thể gây nên dị ứng, ngứa ngáy ở một số người.
  • Bromelain dung nạp quá nhiều có thể gây ra rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, buồn nôn, phát ban.
  • Bên cạnh bromelain, thì chất tyrosine được tìm thấy trong dứa cũng là chất được tiết ra trong một vài u bướu hạch nội tiết. Nếu mấy ngày trước khi đi thử máu tìm u bướu bạn ăn nhiều dứa thì kết quả có thể sai lệch.
  • Quả dứa có chứa glucoside – có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy.
  • Một vài nghiên cứu khoa học cho thấy trên mắt vỏ dứa có chất không tốt cho sức khỏe, đó là lý do vì sao người ta thường phải gọt mắt dứa trước khi ăn.
  • Khi còn xanh dứa không thể dùng để ăn trực tiếp vì gây ra những kích thích liên quan tới cuống họng và hệ tiêu hóa.
  • Ăn nhiều lõi dứa có thể gây búi chất xơ bên trong ruột. Thực tế cho thấy đã có nhiều người bị biến chứng với tình trạng này.
🏆🏆 Chú Ý :   Nghệ An có bao nhiêu huyện, thị xã, dân tộc ?

Do đó, dù quả dứa rất mát cho cơ thể cũng mang đến nhiều tác dụng cho sức khoẻ, nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều, tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn 2 quả. Vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất, lại đảm bảo an toàn cho cơ thể.

Những người tuyệt đối không nên ăn dứa?

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: theo các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ phụ sản khuyến cáo rằng bà bầu 3 tháng đầu tiên tuyệt đối kiêng kỵ dứa. Bởi vì trong dứa có chứa chất bromelain khá cao, nó có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, đặc biệt là trái dứa còn xanh. Và khi 3 tháng đầu tử cung bà bầu khá yếu, do đó việc ăn dứa nhiều sẽ có khả năng dẫn đến sinh non, sảy thai. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn dứa nhiều còn có thể bị tiêu chảy, là mối nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai.

Người có tiền sử viêm da cơ địa, dị ứng: Một số nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người dị ứng loại men có trong dứa; sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, men này kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng: đau quặn bụng từng cơn, lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại… nặng hơn có thể gây khó thở. Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa hay hen phế quản.

🏆🏆 Chú Ý :   1 chén xôi mặn có bao nhiêu calo ?

Người bị đau dạ dày: dứa rất tốt cho hệ tiêu hoá nhưng sử dụng không đúng cách lại là mối đe doạ với người bị đau dạ dày. Bởi vì trong quả dứa có chứa hàm lượng axit hữu cơ và một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Đặc biệt, nếu ăn dứa tươi hoặc uống nước ép dứa vào ngay lúc đói thì các bromelin và axit tác động vào niêm mạc dạ dày, gây ra khó chịu, buồn nôn, đau.

Người mắc bệnh viêm mũi họng:Những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn…Bởi ăn dứa dễ bị rát miệng lưỡi, cổ họng ngứa ngáy…

Với nội dung bài viết, hi vọng giúp các bạn nắm rõ được 1 quả dứa chứa bao nhiêu calo, cũng như các hàm lượng dinh dưỡng có trong loại quả này mang đến cho cơ thể. Đồng thời, cung cấp thông tin cần thiết để mọi người có cách ăn dứa sao cho tốt nhất, tránh gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

Posted in: Câu hỏi thường gặp, Thực phẩm
«
»