Con người khi chết sẽ đi về đâu? Đây có lẽ là vấn đề mà có rất nhiều người đang thắc mắc, đây chính là một vài những quan niệm của dân gian về vòng thời gian luân hồi của một con người. Mỗi con người khi được tạo ra từ chính vòng luân hồi sinh, lão, bệnh, tử và cứ nối tiếp nhau về vòng tuần hoàn ấy. Kiếp trước bạn làm những điều gì thì kiếp này bạn sẽ nhận hoặc là sẽ chịu trách nhiệm về những lỗi lầm mà mình đã gây ra ở kiếp trước vẫn chưa thể trả hết.
Trong kinh Phật thường hay nói rằng, con người giống như một hạt cát, đến một ngày nào đó thứ bạn mang đi về cõi cực lạc chính là những gì mà bạn đã làm và để lại cho nhân gian. Vậy thì khi chết đi rồi, chúng ta sẽ đi về đâu, có một lần nữa quay trở lại nhân gian sau một kiếp người hay không? Cùng tìm hiểu qua Giải mã ý nghĩa 49 ngày người chết đi về đâu, đầy bí ẩn! này nhé.
Giải mã ý nghĩa 49 ngày người chết đi về đâu, đầy bí ẩn!
Chết chính là lúc mà con người trút hết hơi thở cuối cùng, những gì mà họ để lại nhân gian chính là những giọt nước mắt, những nỗi đau mất mát người thân yêu của những người con, người cháu, là cha, là mẹ, là ông, là bà, họ hàng bà con ruột thịt… Lúc này, thân xác và linh hồn của con người đã tách rời nhau. Thứ mà người chết còn lại chỉ còn là tâm thức, trước khi họ trút hết hơi thở cuối cùng trong đời, nhiều người nói rằng trong khoảng thời gian gần chết đó họ bắt đầu hồi tưởng lại tất cả những chuyện thường xảy ra trong cuộc đời họ, có cả thiện lẫn ác. Là khoảng thời gian ngắn ngủi để họ có thể nhìn thấy được hết một cuộc đời của mình.
Nhưng khi cơ thể không còn hơi thở đó, thì xác vẫn là xác, nhưng linh hồn thì đã tách khỏi mà lúc này họ vẫn chưa thực sự nhận thức được là họ đã chết. Họ vui chơi, nô đùa ở một thế giới nào đó mà trong nhận thức của linh hồn vẫn còn một chút đâu đó, đó là lí do mà nhiều người thân sau khi có ai đó trong gia đình mất, nếu hợp tuổi hợp mạng thì sẽ nhìn thấy được người đã khuất.
Họ sẽ tìm cách để nói chuyện, làm đủ mọi cách để bạn có thể để ý đến, nhưng cho đến khi họ hiểu được họ đứng trước mặt những người thân của mình chỉ còn là linh hồn, họ đã chết thì lúc này họ mới nhận thức được rằng họ đã không còn trên thế gian. Thứ mà họ cảm nhận được lúc này chính là đau khổ tâm can, là hối hận, là những quyến luyến trần đời không thể nào buông bỏ được.
Lúc này, thời gian 49 ngày sau khi chết chính là những ngày mà họ còn lưu luyến lại trên trần gian. Lúc này, có thể những người trong gia đình cũng có thể nhìn thấy họ qua những giấc mơ, đối với những người hợp tuổi, yếu vía thì rất dễ nhìn thấy. Những người sau khi chết lúc này họ sẽ cảm thấy cô đơn, cảm thấy lạc lõng nhất, họ có thể nhìn thấy được xung quanh, có thể lắng nghe những gì mà chúng ta nói, có thể nhìn thấy được chúng ta. Nhưng họ lại không thể chạm, cũng có thể nói nhưng không ai nghe, không ai thấy và không ai để ý.
Theo phong tục của người Việt Nam trong Phật giáo thì âm hồn sau khi qua đời sẽ phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần phán xét trong vòng 7 ngày. Sau đó, âm hồn sẽ đi qua một điện âm ty lớn, sau 7 tuần đó thì âm hồn sẽ được siêu thoát và đi đầu thai.
Đầu thai chính là những việc làm, cuộc sống của con người trong kiếp này sẽ bị xóa sách hết và được đưa đến nhân gian trở thành một thân phận khác, sống một cuộc đời khác tùy và nghiệp báo của người đã làm trong kiếp trước mà sắp xếp hoàn cảnh sống như được sinh ra trong gia đình giàu có hay có tài năng thiên bẩm… hay đầu thai không là người mà làm vật…
Và sau khi âm hồn đã trải qua 7 lần phán xét đó, thì dựa vào nghiệp báo, tích đức của kiếp này mà được phán xét là đầu thai tiếp hay bị ở lại âm tỷ làm vong hồn ngạ quỷ, phải chịu trừng phạt về những chuyện mà mình đã gây ra ở nhân gian. Và lễ cúng 49 ngày cho người chết cũng được xuất phát từ đây, lễ cúng này sẽ giúp gợi cho người chết về tâm hồn hướng thiện, gạt bỏ ân oán, chấp nhận hiện thực, thực hiện những tư tưởng tốt đẹp để thần thức có thể được tái sanh về cảnh giới tốt đẹp hơn, đưa người chết về đúng con đường hướng thiện.
Nên làm gì cho người đã khuất 49 ngày?
Trong thời gian 49 ngày để tốt cho người đã khuất thì gia đình nên thực hiện làm những điều thiện, nhằm tích đức cho người đã khuất, giúp cho người đã khuất có thêm nhiều phước lanh và được sanh về cõi lành như phóng sinh, ăn chay, niệm Phật, làm ma chay, tụng kinh…
Đối với những gia đình còn nhiều khó khăn thì có thể thực hiện những hình thức đơn giản tự mình tụng kinh cũng được mà không cần phải mời thầy về cúng, chỉ cần tâm chân thành, ăn chay niệm Phật với lòng thành hướng về người đã khuất, muốn tốt cho người đã khuất, không còn lang thang trên nhân gian, có thể hồi hướng cho con đường người chết về đúng với miền thiện lành, không bị dẫn dụ hay lạc đường trên cõi nhân gian.
Trong thi gian 49 ngày thì người nhà nên thay phiên nhau tụng kinh niệm Phật, khai thị nhắc nhở tâm linh thì sẽ giúp cho người thân của mình khi mất sớm được giải thoát. Còn đối với những người chết vì tai nạn giao thông thì để tránh việc thân xác một nơi, hồn một nơi gây hại cho cuộc sống của những người khác thì nên đưa thân xác về nhà và sau đó mời thầy về làm lễ gọi hồn về nhà và làm ma chay cho người đã khuất, điều này giúp cho linh hồn của người đã mất có thể hướng thiện, đi đúng đường, không bị lạc đường trên nhân gian, linh hồn sớm được siêu thoát.
Niệm kinh Phật, cúng 49 ngày cho người đã mất chính là một trong những tín ngưỡng của nhiều người hiện nay để gợi nhớ về người đã khuất, thể hiện tấm lòng thành kính, tôn trọng, và thương xót cho sự ra đi của cuộc đời họ trên nhân gian. Cúng 49 ngày cho người đã khuất được cho là một buổi lễ vô cùng quan trọng, một buổi lễ cúng giỗ mở đầu sau ngày người chết 49 ngày.
Sau khi linh hồn được phán xét và được giải thoát thì lúc này phần linh hồn vẫn còn nương nhờ cửa Phật. Trong thời gian này, khi tụng kinh siêu độ cho linh hồn sẽ giúp linh hồn được hưởng phần phước báo, từ đó mà hướng thiện, lòng thành mong muốn làm những điều thiện tích đức, và sớm được tái sanh về miền cực lạc nhờ vào phần phước báo nhiều hay nghiệp báo nặng.
Sau 49 ngày có nên cúng cơm cho người đã khuất hay không?
Sau 49 thì thần thức cũng như phần linh hồn của người đã khuất đã tìm được cho mình cảnh giới tái sanh. Cho nên, nếu như trong cảnh giới của lục đạo thì sự thọ dụng của họ cũng sẽ trở nên khác biệt. Nếu như linh hồn được tái sanh cõi trời thì họ sẽ không ăn được những loại thực phẩm của cõi người vì thực phẩm ở cõi trời thượng vị nhiều hơn nhiều lần.
Nhưng cúng giỗ, làm cổ dâng cúng cho cha mẹ, tổ tiên là một trong những điều mà con cháu muốn thể hiện tấm lòng thành của mình đến với những người đã khuất. Điều này cũng được cho là một trong những điều hiếu kính đối với công ơn của của cha mẹ, ông bà, tổ tiên của người Việt mà mâm cơm giỗ cúng vào mỗi dịp Tết đến, vào những ngày giỗ là những hình ảnh cũng như những điều không thể thiếu đối với sự tôn trọng, hiếu đạo với những người đã khuất của người Việt.
Nhưng vì chúng ta là người trần mắt thịt nên chúng ta sẽ không biết là người thân của mình khi chết sẽ đi về đâu, và cũng không thể nhìn thấy được linh hồn của họ cho nên dâng cơm chính là điều thể hiện lòng thành, sự cung kính, sự tri ân đối với người thân đã khuất cũng đã trở thành những truyền thống tốt đẹp, quý giá của dân tộc Việt Nam hiện nay.
Điều này có nghĩa là sau 49 ngày thì người thân trong gia đình không cần phải cúng cơm nước hằng ngày như trước nữa mà khi vào những ngày như đại tường, tiểu tường hay những ngày kỵ giỗ hằng năm thì người thân trong gia đình nên làm một mâm cơm cúng giỗ. Hình thức làm mâm cơm cúng giỗ hằng năm cũng không cần câu nệ quá nhiều hình thức, và tấm lòng thành vẫn luôn là điều cần thiết hơn là những hình thức bề ngoài. Bởi vì, cúng giỗ chính là ngày mà những thân nhân muốn thể hiện tấm lòng thành để tri ân, đền ân và gợi nhớ tấm lòng của mình đến với người đã khuất.