Quận cầu giấy có bao nhiêu phường ?

Quận cầu giấy được biết là một trong những quận thuộc nội thành thủ đô Hà Nội được nhiều người biết đến khi đến với vùng đất thủ đô Hà Nội. Từ xa xưa thì quận cầu giấy được biết đến là một vùng quê giàu về truyền thống văn hóa, văn minh, là vùng quê hiếu học và nhiều người đỗ khoa bảng. Tuy được cho là một vùng quê nhưng lại có nếp sống văn minh cộng thêm việc là vùng đất thuộc Thăng Long ngàn năm văn hiến, là nơi có vị trí quan trong trong chiến dịch Thăng Long – Hà Nội thời vua. Quận cầu giấy có bao nhiêu phường ? hiện nay quận cầu giấy là một quận phát triển như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.

Giới thiệu về quận cầu giấy

Theo như trên thông tin trên wikipedia thì quận cầu giấy chính là vùng đất có tên trùng với một cái tên của cây cầu bắt qua sông Tô Lịch, là một trong những quận thuộc thủ đô Hà Nội. Lịch sử của quận cầu giấy từ xưa cho đến nay nổi tiếng là vùng đất cho những nhân tài hiếu học, một vùng quê rất giàu về truyền thống văn hóa cũng như lối sống văn minh cho đến thời đại hiện nay. Ở thời đại trước, thì quận cầu giấy chính là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây nhưng cho đến năm 1831 ở thời nhà Nguyễn thống trị thì quận cầu giấy thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Và khi giải phóng thủ đô thì quận cầu giấy lại thuộc quận VI vào năm 1954.

🏆🏆 Chú Ý :   Bodysuit là gì? Xu hướng mẫu bodysuit sành điệu 2023 đẹp hot nhất

Cho đến năm 1961, lúc này Hà Nội bắt đầu thực hiện việc mở rộng hơn về khu vực địa giới và bắt đầu xóa bỏ hết các quận thời bấy giờ. Sau đó thì thành lập nên 4 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành, lúc này quận Từ Liêm được lặp lại cùng với hai khu vực quận V và quận VI, lúc này thì với sự thành lập mở rộng đất đai mới này cùng với diện tích lớn hơn và ổn định hơn cho khu vực sinh sống cho người dân thì lúc này dân cư bắt đầu đổ về tập trung sinh sống đông đúc ở những khu vực như:
– Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đô, Nghĩa Tân)
– Vùng Kẻ Vọng (Dịch Vọng, Mai Dịch)
– Vùng Kẻ Cót-Giấy (Quan Hoa, Yên Hòa)
– Vùng Đàn Kính Chủ (Trung Hòa)

Trải qua nhiều thời gian cho việc điều chỉnh cũng như thành lập hệ thống khu vực bộ mấy quận huyện thì quận cầu giấy được chia ra, sau đó được tập kết lại. Cho đến ngày 22 tháng 11 năm 1996 thì thị trấn cầu giấy lại được đổi tên thành phường Quan Hoa, sau đó được thành lập đơn sơ với sự phân chia tập trung với phường khi mới được thành lập, đó chính những phường: Dịch Vọng, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa.

Nhưng cho đến ngày 05 tháng 01 năm 2005 thì quận cầu giấy được đổi tên lại thành quận cầu giấy như hiện nay và được phân chia lại địa giới cũng như diện tích cho hai phường Quan Hoa và Dịch Vọng, đồng thời thì quận cầu giấy được thành lập thêm một phường mới với diện tích được phân chia đồng đều theo những phường còn lại có tên Dịch Vọng Hầu.

🏆🏆 Chú Ý :   Mèo munchkin chân ngắn giá bao nhiêu tiền, mua ở đâu uy tín ?

Quận cầu giấy có bao nhiêu phường?

Cho đến hiện sau, trải qua bao nhiêu công cuộc thành lập cho đến tách rời, sau đó lại hợp thành và thay đổi tên, diện tích của các phường xã nằm trong khu vực quận cầu giấy thì cuối cùng, cho đến hiện nay thì quận cầu giấy có tổng cộng 8 đơn vị hành chính phường xã trực thuộc, gồm phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hầu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa. Về vị trí khu vực quận cầu giấy thuộc một địa phận của thành phố Hà Nội thì có vị trí địa lí nằm ở phía tây thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với những khu vực như sau:

 

– Về phía đông có sông Tô Lịch là biên giới tiếp giáp với hai quận chính là quận Đống Đa và quận Ba Đình, cũng là một trong những khu vực quận huyện thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.

– Phía tây quận cầu giấy tiếp giáp với khu vực quận Nam Từ Liêm, đây là một quận thuộc địa phận khu vực thủ đồ Hà Nội nổi tiếng với rất nhiều những công trình, kiến trúc hiện đại, những địa điểm nổi tiếng cùng với những khu đô thị được nâng cấp đô thị hóa hiện đại, là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị của thủ đô Hà Nội. Những công trình, kiến trúc quan trọng và nổi tiếng tại Nam Từ Liêm chính là: sân vận động Quốc Gia Mỹ Đình, Đại lộ Thăng Long, bảo tàng Hà Nội, Keanangnam Hanoi Landmark Tower…

🏆🏆 Chú Ý :   Tỉnh Nam Định có bao nhiêu huyện, biển số bao nhiêu ?

– Phía nam quận cầu giấy tiếp giáp với khu vực quận Thanh Xuân, vào thế kỉ XII thì Thanh Xuân hay còn được gọi là quận Thanh Oai và nơi đây nổi tiếng với chùa Thanh Xuân thuộc phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm. Những hiện nay thì đã được tách khỏi quận Nam Từ Liêm và trở thành một quận riêng biệt nằm cạnh quận cầu giấy và đổi tên thành quận Thanh Xuân theo tên của kiến trúc đình chùa Thanh Xuân nổi tiếng.

– Về phía bắc của quận cầu giấy thì tiếp giáp với hai khu vực là quận Bắc Từ Liêm và quận Tây Hồ. Quận Tây Hồ là tên được đặt tên từ một hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất nằm trong khu vực quận và là khu vực nổi tiếng với những làng hoa, làng đào cùng với những công trình kiến trúc được xây dựng từ những thời vua chúa.

Giáo dục của quận cầu giấy

Vì là vùng đất xuất thân của những anh hùng hào kiệt và có truyền thống văn hóa hiếu học, đỗ khoa bảng cho nên khu vực quận cầu giấy tập trung rất nhiều những khu vực giáo dục nhiều hơn những khu vực quận khác trong địa phận thành phố Hà Nội. Có thể thấy, có rất nhiều những người tài giỏi đều xuất thân tại đây, không những là vùng đất nổi tiếng với những thi sĩ hiếu học mà tại đây còn nổi tiếng là một vùng đất có truyền thống văn hóa về đời sống văn minh mặc dù nơi đây từng là một vùng quê ở thành phố Hà Nội.

🏆🏆 Chú Ý :   Luộc trứng lòng đào trong bao nhiêu phút thì vừa chuẩn ?

Nhưng cũng không vì thế mà làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền giáo dục và kinh tế nơi đây, quận cầu giấy là một khu vực quận nằm trong trọng điểm cho sự phát triển kinh tế cũng như những ngành nghề du lịch tham quan mới nhất hiện nay. Dưới đây, là một số những địa điểm giáo dục, những trường đại học và viện nghiên cứu lớn tập trung tại quận cầu giấy với hơn 80 cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc cấp Nhà nước và cấp Bộ như:

– Đại học Quốc gia Hà Nội
– Học viện Báo Chí và Tuyên truyền
– Trường Đại học Ngoại Ngữ
– Đại học Thủ đô Hà Nội, hay còn được gọi với cái tên khác là trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội trước đây
– Đại học Công nghệ
– Đại học Sư phạm Hà Nội
– Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội
– Học viện múa Việt Nam
– Học viện Quốc Phòng
– Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
– Đại học Thương mại
– Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
– Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
– Viện Khoa học và Kĩ thuật Hạt nhân
– Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga
– Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội-Amsterdam
– Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội
– Trường trung học phổ thông chuyên Ngoại Ngữ
– Trường Đại học Hà Nội
– Trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh
– Trường trung học phổ thông Cầu giấy

🏆🏆 Chú Ý :   Muốn chơi Forex cần tối thiểu bao nhiêu tiền? Cần những gì?

Ngoài ra thì còn rất nhiều những trường trung học, đại học khác được phân bố tập trung khắ các phường xã thuộc quận cầu giấy, một quận nội thành thuộc địa phận thành phố Hà Nội. Ngoài ra, thì trên địa bàn quận cầu giấy còn tập rất nhiều những cơ quan hành chính, cơ quan bộ máy nhà nước như:

– Bộ Tài nguyên Môi trường
– Bộ Nội vụ
– Thanh tra Chính phủ
– Viện kiểm soát Nhân dân tối cao
– Tổng cục Đường bộ
– Tổng cục Hải quan
– Tổng cục Dân số
– Ban Tôn giáo Chính phủ
– Hội Nông dân Việt Nam
– Cục Hàng hải
– Cục Đường sông
– Cục Đăng kiểm
– Sở Công thương Hà Nội.

Posted in: Câu hỏi thường gặp, Những điều bí ẩn
«
»