Chùa Mẹ – Chùa Con: Mối Liên Kết Linh Thiêng
Chùa Tổ được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên và được trùng tu quy mô vào năm 1313 với 50 gian. Tên gọi “Chùa Tổ” bắt nguồn từ việc chùa là nơi thờ Man Nương, được coi là tổ mẫu của Phật giáo hệ thống Tứ Pháp.
Sân trước điện chính chùa Tổ
Truyền thuyết kể rằng, Man Nương sinh được một bé gái, sau đó nhà sư Khâu Đà La – vị tổ của Phật giáo đến vùng Luy Lâu thuyết pháp – đã đưa hài đồng đến gần một cây dâu. Đứa trẻ bỗng nhiên biến mất vào tán cây rộng lớn. Vài năm sau, cây dâu bị đổ do bão, thân cây trôi theo dòng sông về Luy Lâu. Người dân trong vùng mơ thấy điềm báo, liền lấy thân cây dâu đúc thành 4 bức tượng, tượng trưng cho 4 vị thần linh Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Bốn vị thần này được coi là 4 người con gái của Man Nương.
Cứ vài năm, một lễ hội lớn được tổ chức, người dân sẽ rước tượng từ các chùa thờ bà Pháp Lôi, Pháp Điện, Pháp Vũ về chùa Dâu thờ bà Pháp Vân – người chị cả. Sau đó, cả 4 bức tượng được rước về “chùa mẹ” là chùa Tổ. Chính vì vậy, trước khi đến chùa Dâu, nhiều Phật tử thường ghé thăm chùa Tổ, thể hiện lòng thành kính với tổ mẫu Man Nương.
Tượng phật mẫu Man Nương trong chùa Tổ
Ao Nước Linh Thiêng và Giếng Nước Mắt Rồng
Chùa Tổ còn nổi tiếng với những câu chuyện kỳ bí về ao nước không bao giờ cạn và giếng nước mắt rồng.
Truyền thuyết kể rằng, trong một năm mất mùa, Man Nương đã cắm cây gậy tích trượng của nhà sư Khâu Đà La xuống đất, lập tức có mạch nước phun lên tưới tắm cho ruộng đồng. Mạch nước đó ngày càng mở rộng, tạo thành ao nước sau chùa, được cho là không bao giờ cạn.
Sân trong với ao nước nằm bên hông trái của chùa
Trước sân chùa Tổ có hai ao nước nhỏ, được ví như hai mắt rồng. Hai giếng nước này nằm cạnh nhau, trên lối đi dẫn vào cổng chùa. Theo quan niệm phong thủy, chùa Tổ được xây dựng trên long mạch, phần đầu rồng và hai giếng nước chính là mắt rồng. Người ta tin rằng khi soi mình xuống giếng nước, mắt rồng có thể phân biệt được người tốt kẻ xấu.
Giếng nước mắt rồng phải với lối lên xuống như hàng lông mi
Tạo hình nghê trong sân chùa