Gà là loại thực phẩm rất phổ biến ở nước ta, thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm gia đình Việt. Ngoài ra chân gà cũng là món ăn ưa chuộng của nhiều người đặc biệt là các quý ông thích ngồi lai rai. Vậy nên luộc chân gà như thế nào cho ngon, luộc chân gà bao nhiêu phút để chân vừa chín tới, đến vị mà không bị nứt, hãy cùng baonhieu.net đi tìm câu trả lời nhé!
Cách chọn chân gà để luộc ngon
Chân gà là thực phẩm không quá khó tìm, nhưng để tìm nơi bán chân gà ngon, đảm bảo chất lượng không phải điều dễ dàng gì. Nên các bạn cần chọn chân gà ở các cơ sở uy tín, được cấp phép và kiểm dịch hoặc bạn nên vào siêu thị để chọn mua chân gà để đảm bảo không mua phải chân gà bị tẩm hóa chất, bị tẩy trắng hoặc chân gà dịch. Nếu muốn mua chân gà ở ngoài chợ, bạn cũng nên lựa chọn kỹ càng. Sau đây là một số kinh nghiệm bạn có thể áp dụng để lựa chọn chân gà ngon, tươi.
+ Chân gà tươi: Quan sát màu sắc chân gà thường có màu trắng hồng tự nhiên, nếu chân gà còn tươi thì da không bị chợt, phần xương trông có màu đỏ. Chân gà tươi thì không có mùi, sờ không bị nhớt, còn chân gà ôi thì ngửi sẽ thấy mùi. Nên lấy chân gà còn nguyên màng và móng.
+ Quan sát các tật và vết ở chân gà: Chân gà có nhiều tật hay đốm màu xanh đỏ, vết chai đen ở chân thì không nên mua vì có thể gà được nuôi trong khu vực chuồng trại không hợp vệ sinh, dễ bị bệnh, không an toàn.
+ Đôi khi người bán muốn tăng lợi nhuận nên ngâm nước để tăng khối lượng và làm cho chân gà nhìn có vẻ mập hơn nhưng ăn vào sẽ không ngon, và giá cả bị đắt, để phát hiện chân gà bị ngâm nước bạn có thể quan sát thấy chân gà khá mập, không có nếp nhăn ở da, các ngón chân thương không cong và chụm vào nhau mà có xu hướng duỗi thẳng và tách nhau. Nếu dùng tay sờ, nắn chân gà sẽ thấy khá là mềm, bùng nhùng nước chứ không chắc và có nước chảy ra nếu bóp mạnh hoặc khi vuốt chân gà theo chiều từ móng lên cẳng chân.
Hiện trong nước có nhiều giống gà khác nhau, giống gà ta thì chân nhỏ, nhưng ít chất béo, giàu calci nếu nướng hay luộc cũng đều khá dòn. Chân gà công nghiệp to hơn, nhưng nhiều chất béo. Còn có chân gà đông cả thì rất to, nhưng da dai và giòn. Thường ở ngoài chợ để có thể gom đủ chân gà đông cảo đủ cho 1 bữa ăn là khá khó, giá thành cũng đắt hơn nên phần lớn chúng ta chọn chân gà ta hoặc chân gà công nghiệp.
Luộc chân gà bao nhiêu phút để thơm ngon mà không bị rã
Luộc chân gà bao nhiêu phút thì còn phụ thuộc vào loại chân gà và kiểu chân gà luộc. Bạn có thể luộc chân gà để ăn ngay hoặc luộc chân gà để chế biến các món khác, tuy nhiên yêu cầu là chân gà luộc phải đủ chín tới, giòn, không bị nát, không bị nở. Sau đây mình sẽ giới thiệu cho bạn một số cách luộc chân gà nhé!
Sơ chế chân gà
– Đối với chân gà đông lạnh đã được mua trong các siêu thị bạn chỉ việc rã đông, sau đó rửa sạch, để ráo. Bạn có thể rã đông từ từ bằng cách cho xuống ngăn mát tử lạnh, hoặc rã đông nhanh bằng lò vi sóng hoặc để ra ngoài nhiệt độ phòng cho tự rã.
– Đối với chân gà tươi mua ngoài chợ, bạn cần bóc sạch lớp màng, rửa sạch, chặt bỏ phần móng chân, sau đó để ráo nước. Một số bà nội trợ để đảm bảo vệ sinh thường có thêm bước ngâm chân gà trong nước muối loãng hoặc nước dấm loãng khoảng 10-15 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch, vớt ra, rửa để ráo.
– Sau khi làm sạch chân gà bạn có thể để nguyên hoặc chặt đôi chân gà, thường nếu luộc để ăn thì bạn nên để nguyên cả chân, nếu luộc chân gà để ngâm xả tắc thì bạn có thể chặt đôi ra để chân gà nhanh ngấm gia vị.
Tiến hành luộc chân gà
Cách 1: Luộc chân gà với xả và lá chanh
– Yêu cầu của món này là chân gà phải có màu vàng đẹp, vị ngọt, ăn thấy dai, giòn, có mùi thơm của xả và lá chanh
– Chân gà sau khi làm sạch cho vào tô, cho chút gia vị hạt nêm, muối, đường vào đảo đều, ướp sơ khoảng 120 phút cho ngấm gia vị, có thể thêm sả cắt khúc, lá chanh thái vào cho thơm, thỉnh thoảng đảo trộn cho gia vị ngấm đều. Ở một số nơi thích chân gà có màu vàng, bạn có thể cho một chút bột nghệ hoặc nghệ tươi đập dập thái nhỏ vào ngâm cùng, chân gà sẽ có màu vàng tươi rất đẹp.
– Cho chân gà sau khi ướp vào nồi, đổ nước săm sắp với lượng chân gà trong nồi, có thể cho thêm vào nồi vài củ xả đã được rửa sạch thái khúc tầm 5 cm, đun sôi. Sau khi chân gà sôi, vặn nhỏ lửa, để sôi khoảng 5 phút, vớt chân gà ra. Chú ý nếu chân gà đông cảo (loại chân gà to) có thể để sôi thêm 2-3 phút nữa hoặc sau khi tắt bếp thì để chân gà trong nồi đậy vung thêm 5 phút nữa rồi mới vớt ra. Chú ý không nên luộc chân gà quá 10 phút vì như vậy chân gà sẽ bị nhừ quá, nứt và nhả nhựa.
– Chân gà sau khi vớt ra nên cho vào bát nước đá ngay cho đến khi nước đá trở về nhiệt độ bình thường thì vớt ra. Cách làm này giúp chân gà có được vị giòn. Nếu muốn làm nóng chân gà luộc thì trước khi ăn bạn có thể đun sôi lại nồi nước luộc và trần lại chân gà để ăn. Tuy nhiên món chân gà ngày sẽ ngon hơn khi ăn nguội.
🏆🏆 Chú Ý : Tháng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 có bao nhiêu ngày?
Cách 2: Luộc chân gà với thuốc bắc
Yêu cầu sau khi luộc, chân gà có màu hơi đen của thuốc bắc, mùi thuốc bắc, vị ngọt, ăn giòn dai, chân gà lành lặn không bị nứt.
– Chân gà sau khi sơ chế cho vào tô, sau đó cho một chút gia vị muối, đường, hạt nêm, dầu hào, thêm gói thuốc bắc (mua ở ngoài của hàng thuốc bắc) đảo đều, ướp trong vòng 2 tiếng (thỉnh thoảng xóc đảo cho gia vị ngấm đều)
– Cho chân gà vào nồi luộc, đổ nước săm sắp, thêm hoa hồi, quế. Khi thấy nước sôi đun thêm 5 phút sau đó để chân gà trong nồi thêm khoảng 20 phút rồi vớt chân gà ra ngoài sau đó nhúng vào tô nước đá hoặc cho vào tủ lạnh tầm 2 giờ cho chân gà giòn.
Nước chấm cho món chân gà luộc
Món chân gà luộc thường chấm với muối chanh (bột canh + chanh), có thêm chút ớt tươi hoặc hạt tiêu tùy theo khẩu vị mỗi người, thêm chút lá chanh thái nhỏ để tăng hương vị. Tuy nhiên cũng có thể dùng nước mắm tỏi ớt hoặc tương ớt để chấm, cái này tùy thuộc vào vùng miền và sở thích ăn của mỗi người
Một số món ăn từ chân gà
Ngoài các món luộc, chân gà còn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau, mỗi món sẽ có một hương vị riêng, nếu là một người thích chân gà bạn hãy thử các món này nhé
– Kể đến đầu tiên là món chân gà nướng: Món chân gà này có vị giòn, mặn, ngot, hương thơm của mật ong. Chân gà được tẩm ướp với các gia vị, mắm, muối, tiêu, dầu hào, mật ong…ngâm trong 5-6 tiếng, sau đó nướng trên bếp than hoa cho đến khi chân gà có màu vàng cánh dán, mùi thơm.
– Kế đến là món chân gà ngâm xả tắc: Chân gà luộc xong đem ngâm xả tắc (hỗn hợp nước mắm, chanh/dấm, đường , ớt, xả) trong 5-6 tiếng là có thể ăn. Món này có vị giòn ngọt của chân gà, vị chua ngọt của nước ngâm và mùi thơm của xả.
– Chân gà sào xả ớt cay: Chân gà được luộc sơ qua sau đó chiên cho tới màu vàng, tiếp đến xào xả ớt cho dậy mùi và cho chân gà vào đảo đều cho ngấm gia vị. Món này có vị cay của ớt, vì giòn béo của chân gà và mùi thơm của xả.
– Chân gà rang muối: Chân gà được tẩm ướp gia vị xong lăn với bột năng, sau đó được chiên giòn cùng với xả, sau đó được trộn đều cùng bột muối (làm từ đậu xanh, muối và gạo). Món gà rang muối giòn bên ngoài, mềm béo bên trong, vị mặn của lớp muối rang và mùi thơm của xả.
Vậy qua bài viết trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về món chân gà luộc, biết được cách chọn chân gà ngon, biết thời gian luộc chân gà bao nhiêu phút, các món ăn từ chân gà. Chỉ với những nguyên liệu cực kỳ đơn giản chúng ta đã có một món nhậu lai rai ngon lành cùng bạn bè và người thân. Hy vọng những chia sẽ trên sẽ hữu ích và làm phong phú cho bữa ăn gia đình của bạn.
Có thể bạn quan tâm: