Cơm là món chủ đạo trong mọi bữa ăn của gia đình Việt. Trong thời kì công nghệ hiện đại như hiện nay thì việc nấu cơm không quá mất nhiều thời gian. Sự ra đời của nhiều loại nồi điện từ nhỏ đến lớn đã giúp ích được rất nhiều cho chị em phụ nữ. Nhưng có bao giờ chúng ta thắc mắc nấu cơm điện bao nhiêu phút thì chín? Mất thời gian bao lâu? bài viết này sẽ giải quyết giúp chúng ta vấn đề này nhé!
Nấu cơm điện bao nhiêu phút thì chín?
Thông thường do thời gian bận rộn, không có thời gian nhiều nên đa phần các chị/ em thường cắm cơm điện để sẵn trong lúc đi chợ hay nấu ăn để tránh phải chờ đợi cơm khi thức ăn đã nấu xong. Nhưng liệu cơm để chín qua nút ủ quá lâu thì ăn có còn ngon nữa không? Câu trả lời là không nhé vì cơm sau khi chín qua nút ủ khoảng 10-15 phút thì lúc đó cơm còn nóng, không bị khô nước, ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt, ngon hơn. Nếu để cơm ở nút ủ quá lâu sẽ làm cho cơm bị ôi khô, mất nước, cơm cứng hơn và không còn được độ tơi xốp như lúc vừa nấu chín.
Hơn nữa, chị/em cũng nên biết rằng không chỉ cơm ở chế độ nấu mới tiêu hao năng lượng, mà ngay cả khi ở chế độ ủ nồi cơm cũng làm tiêu hao một nguồn năng lượng. Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem thời gian nấu cơm điện khoảng bao nhiêu phút thì chín, từ đó canh thời gian nấu cơm để đem lại cho gia đình một bữa cơm ngon, đồng thời tiết kiệm chi phí cho gia đình nữa nhé! Tuy nhiên, để nấu được một nồi cơm thơm ngon,chín đều chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các bước nấu cơm bằng nồi cơm điện dưới đây:
Đong gạo
Để không bị thừa hay thiếu cơm trước khi nấu bạn phải nắm rõ số lượng người ăn, sức ăn của từng người, mức nở của gạo bạn nấu là bao nhiêu để có thể đong đếm lượng gạo cho phù hợp. Hầu hết các loại nồi cơm điện luôn có kèm theo một cốc đong gạo, với mỗi cốc có dung tích 150g gạo tương đương với 2 chén cơm. Bạn hãy dựa vào đó để canh cho chính xác lượng gạo nhé!
Vo gạo
Nhiều người có thói quen vo gạo đến 4-5 nước, đến khi nước gạo mất đi màu trắng đục chỉ còn màu trắng trong. Tuy nhiên, hiện nay có một số loại gạo mà nhà sản xuất khuyến cáo không cần vo vì trong gạo có một số các dường chất quan trọng như vitamin, sắt… nếu vo quá kĩ sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng đó. Còn nếu như không có ghi chú nào, chúng ta có thể vo khoảng 1-2 nước (đừng vo sát quá) để loại bỏ các bụi bẩn, thuốc trừ sâu, bụi trấu còn sót lại.
Ngâm gạo hoặc để gạo sau khi vo khoảng 15-30 phút. Công việc này sẽ giúp gạo nở đều hơn trong quá trình nấu, cơm ngon hơn và sẽ không bị nát. Tuy nhiên các bạn nhớ lưu ý là chỉ ngâm 15-30 phút thôi nhé, để lâu quá có khi lại phản tác dụng nha.
Đong nước
Công đoạn này là công đoạn quan trọng nhất. Để cơm của bạn không bị khô, không não, không sống thì bạn phải đong lượng nước với lượng gạo thật chuẩn. Tỷ lệ hay dùng nhất là 1 bát gạo: 1,5 bát nước. Hầu hết tất cả các nồi cơm điện đều có thang đó mực nước nằm bên trong nồi, bạn hãy học cách sử dụng nó để nấu cơm được chuẩn hơn.
Thêm một chút muối hay một chút dầu ăn nếu thích. Mục đích của việc này là giúp cho hạt cơm trông đẹp mắt hơn, hạn chế dính cơm, cháy cơm ở đáy nồi. Nên nếu không thích bạn có thể không cần sử dụng đến nó.
Cắm điện, bật nút
Hãy lưu ý bạn cần lau khô nồi bằng khăn khô trước khi đặt vào thân nồi nhé. Sau khi đặt vào thân nồi, hãy xoay nhẹ cho lòng nồi tiếp xúc tốt với mâm nhiệt.
Sau đó hãy cắm điện và nhớ bật nút để chuyển sang chế độ nấu nhé. Công đoạn này hay bị nhiều người bỏ quên, nên hậu quả là thức ăn chín rồi còn cơm thì chưa có đấy. Thời gian nấu cơm với nồi cơm điện thông thường bạn sẽ mất khoảng 20-15 phút để cơm chín. Còn nếu bạn đang sử dụng nồi điện từ thì thời gian sẽ gấp đôi nha, từ 40-50 phút. Bạn hãy dựa vào đó, canh thời gian để nấu cơm được chuẩn nha.
Ủ cơm từ 5-10 phút
Sau khi cơm chín sẽ tự động chuyển qua nút ủ, bạn hãy để ý nhé, sẽ có một tiếng tách khi cơm tự động nhảy nút. Chỉ nên ủ cơm trong từ 5-10 phút thôi để cơm được tơi, ngon, không bị khô cơm.
Các cách để chữa cơm khô sông, nhão, khê
Cơm khô
Cơm khô là do thiếu nước (trong quá trình đổ nước bạn đã canh nước không được chuẩn, nên hãy lưu ý để rút kinh nghiệm cho lần nấu sau nhé), cũng có thể là do nồi cũ nên không cung cấp đủ độ nóng. Khi cơm bị khô, hãy dùng đũa chọc nhiều lỗ trên bề mặt cơm, sau đó vẩy nước lên trên rồi bật lại chế độ nấu. Trong quá trình nấu đừng mở nắp nhiều lần vì nó sẽ làm mất nhiệt, cơm khó mềm.
Cơm sống
Có 2 lý do dẫn đến nồi cơm của bạn bị sống là thiếu nước hoặc thiếu nhiệt. Khi gặp phải vấn đề này bạn hãy xới, đảo cơm cho tơi ra, sau đó chuyển cơm ra một nồi khác, dùng rượu rưới vào cơm theo tỷ lệ cơm : rượu là 1:10 rồi bắc lên bếp đun lửa thật nhỏ cho đến khi bốc hơi hết. Với cách này bạn yên tâm nhé, cơm sẽ chín mà không còn mùi rượu lưu lại trong cơm đâu.
Cơm nhão
Lúc này bạn cần vài mẩu bánh mì. Hãy bẻ vài mẫu ruột bánh mì đặt lên mặt cơm, chúng sẽ hút hết độ ẩm thừa, trong quá trình “chữa cháy” này cần thường xuyên mở nắp vung nồi để tránh hơi nước bốc lên ngưng tụ trên nắp, nhỏ xuống thấm ngược lại vào cơm sẽ làm cho tình hình tệ hơn.
Cơm khê
Khi cơm bị khê hãy lập tức tắt bếp, đặt vào nồi cơm một miếng vỏ bánh mỳ rồi đậy vung lại trong thời gian 5 phút, vỏ bánh mỳ sẽ hút hết mùi khê cháy trong cơm. Hoặc bạn cũng có thể cắt một khúc đầu hành lá, cắm vào trong cơm, đậy nắp một lúc rồi mở ra. Đó cũng là một cách để chữa cơm khê.
Nếu nhà bạn có sẵn than củi, bạn cũng có thể lấy một cục than đỏ cho vào chén rồi cho vào nồi cơm, đậy nắp trong khoảng 10 phút, than sẽ hút hết mùi khê trong cơm.
Nấu cơm quả thật không tốn nhiều thời gian đúng không các bạn. Tuy nhiên để không mất thời gian vô ích các bạn hãy chú ý đến các bước trong quá trình nấu nhé. Bài viết nấu cơm điện bao nhiêu phút thì chín, mất thời gian bao lâu đã giúp các bạn tìm hiểu được thời gian nấu cơm, cách để nấu cơm ngon và cả những cách “chữa cháy” khi không may xảy ra sự cố. Hy vọng bài viết có thể giúp ích được cho các chị/em trong công việc nội trợ hằng ngày.
Có thể bạn quan tâm: