Trứng ngỗng luộc để qua đêm có ăn được không?

Trứng ngỗng là một món ăn dân gian thường dùng cho bà bầu với quan niệm tương truyền là ăn trứng ngỗng sẽ đẻ con thông minh, xinh đẹp. Tuy nhiên trứng ngỗng khá là to và các mẹ bầu thường bị nghén trong 3 tháng đầu, đôi khi luộc không ăn hết rồi để trứng qua đêm, hoặc luộc xong mà không ăn được. Phần lớn các thực phẩm đã chín để qua đêm đến ngày hôm sau đều không tốt. Vậy luộc trứng ngỗng để qua đêm có được không, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Ăn trứng ngỗng có tốt không?

Trứng ngỗng cũng như các loại trứng gia cầm khác rất tốt cho sức khỏe do có chứa một hàm lượng dinh dưỡng khá là cao chủ yếu là đạm và các phospholipid, ngoài ra còn có các vitamin. Khi phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong trứng ngỗng kết quả cho thấy trong 100 g trứng ngỗng có chứa khoảng 13 g đạm và 14,2 g lipid còn trong 100 trứng gà bao gồm: 14,8 g protein và 11,6 g lipid.

Khối lượng của một quả trứng ngỗng dao động từ 300-400 gam,  gấp 3-4 lần so với khối lượng trứng gà. Tuy nhiên khi so sánh hàm lượng đạm và lipid trong trứng ngỗng và trứng gà cho thấy trứng gà chứa nhiều đạm hơn trứng ngỗng đồng thời trứng gà cũng chứa ít chất béo hơn trứng ngỗng. Điều này cho thấy về mặt dinh dưỡng trứng gà tốt hơn cho sức khỏe so với trứng ngỗng

Trứng ngỗng cũng như các loại trứng gia cầm khác, là nguồn thức ăn giàu đạm và vitamin rất tốt cho sức khỏe. Ăn một lượng vừa đủ trứng ngỗng giúp chúng ta bổ sung thêm đạm và vitamin cho cơ thể, tuy nhiên nếu ăn nhiều thì có thể gây hại cho cơ thể do ngoài dạm ra trứng ngỗng còn có chứa khá nhiều chất béo. Nếu ăn nhiều có thể bị tăng cân, béo phí, tăng cholesterol máu.

🏆🏆 Chú Ý :   2k10 là bao nhiêu tuổi, học lớp mấy ?

Có phải bà bầu ăn trứng ngỗng thì con thông minh

Trứng ngỗng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho thai kỳ, dân gian truyền miệng nhau rằng phụ nữ có thai từ tháng thứ 3 trở đi nếu ăn trứng ngỗng (mang thai bé trai ăn 7 quả, mang thai bé gái 9 quả cũng có nơi là 3 quả không phân biệt trai gái) thì con sinh ra sẽ thông minh xinh đẹp. Nhưng hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được điều này, còn nếu xem xét về góc độ dinh dưỡng thì trứng ngỗng có giá trị dinh dưỡng kém hơn trứng gà.

Việc con sinh ra như thế nào không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng thai kỳ mà còn phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, cách chăm sóc dạy dỗ và môi trường sống của bé khi ra đời. Để có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé mẹ bầu nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, nếp sống lành mạnh. Nhiều bà mẹ hiện nay vẫn theo quan niệm cũ cố ăn từ 7-9 quả trứng ngỗng trong một thai kỳ vói hy vọng con sinh ra sẽ thông minh xinh đẹp mặc dù trứng ngỗng rất khó ăn, lượng thì nhiều làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu thậm chí không thể tiêu hóa được.

Đây là quan điểm cực kỳ sai lầm. Trứng ngỗng chứa hàm lượng lipid khá cao, khi ăn quá nhiều sẽ khiến mẹ bị đầy bụng (các mẹ bầu do sự lớn lên của thai nhi chèn ép vào bộ máy tiêu hóa nên sẽ hay bị khó tiêu/chậm tiêu) thậm chí là bị tăng cholesterol máu. Một lời khuyên rằng thay vì cố ăn một lúc một quả trứng ngỗng to như vậy mẹ bầu nên ăn 3-4 quả trứng gà, và có thể chia ra thành nhiều bữa để ăn trong tuần.

🏆🏆 Chú Ý :   Tỉnh Bắc giang có bao nhiêu huyện, biển số bao nhiêu ?

Mẹ bầu hãy luôn ghi nhớ, dù thực phẩm có tốt đến thế nào cũng không nên ăn quá nhiều, hãy chỉ ăn vừa đủ và không có loại thức ăn thần thánh nào có thể cung cấp đầy đủ những chất cần thiết cho mẹ và thai nhi cả, mà mẹ phải biết cách kết hợp. Kinh nghiệm cho thấy mẹ ăn đa dạng thức ăn thì con sẽ phát triển tốt. Mẹ chỉ cần tránh những thứ không tốt có hại cho sức khỏe và những đồ ăn không đảm bảo vệ sinh thôi nhé.

Luộc trứng ngỗng bao nhiêu phút chín?

Mẹ bầu nên chọn trứng ngỗng có chất lượng tốt để ăn, trứng tươi ăn sẽ ngon hơn và hàm lượng dinh dưỡng sẽ cao hơn so với các trứng để lâu. Mẹ bầu có thể áp dụng các cách sau đây để chọn trứng ngỗng:

– Chọn những quả trứng còn nguyên vỏ, lành lặn, không có vết nứt, vỏ trứng màu trắng

– Lắc trứng: Cầm trứng và lắc nhẹ, nếu trứng mới thì khi lắc sẽ không có tiếng động, trứng càng để lâu thì càng kêu.

– Soi trứng: mẹ có thể cầm quả trứng soi lên trước bóng đèn, nhìn vào phần đầu và đuôi của quả trứng, sẽ thấy phần buồng khí của quả trứng (sáng hơn so với các phần khác), nếu buồng khí ít thì đó là trứng ngỗng mới còn buồng khí rộng hoặc không thấy buồng khí tức là trứng không còn tươi.

🏆🏆 Chú Ý :   Hải dương có bao nhiêu huyện, xe biển số bao nhiêu ?

Sau khi chọn được trúng mẹ bầu nên luộc trứng chín kỹ để ăn, không nên luộc lòng đào, vì trứng là loai thực phẩm giàu dinh dưỡng rất dễ bị nhiễm khuẩn, hoặc các vi khuẩn sẵn có trong trứng sẽ hoạt động trở lại gây hại cho mẹ và có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy để an toàn trong thai kỳ tốt nhất mẹ bầu nên có thói quen ăn chín uống sôi.

Cách luộc trứng ngỗng:

  • Trước khi luộc trứng mẹ bầu nên rửa sạch trứng bằng nước sạch, cho trứng vào nồi, đổ nước ngập quả trứng khoảng 1-2 cm.
  • Bật bếp đun trứng, không nên đun lửa quá to, nước trong nồi sẽ nhanh cạn trong khi trứng chưa chín. Khi nước sôi nên vặn lửa nhỏ lại, tránh tình trạng vỡ trứng, đồng thời cho thêm chút muối trắng (để sát khuẩn và giúp trứng dễ bóc vỏ), đậy vung lại và tiếp tục đun thêm 15 phút rồi tắt bếp.
  • Trứng luộc xong vớt ra đĩa để nguội dần hoặc có thể ngâm trong bát nước đã được đun sôi để nguội để trứng dễ bóc hơn (tuyệt đối không nên ngâm trong nước lạnh chưa được đun sôi, vì như vậy các vi khuẩn trong nước sẽ qua vỏ trứng xâm nhập vào bên trong quả trứng, các mẹ hãy cần thận nha).

Trứng ngỗng để qua đêm có ăn được không?

Bạn mệt mỏi không thể ăn hết trứng ngỗng, bạn chót ăn quá nhiều và quên mất món trứng ngỗng luộc. Vậy trứng ngỗng để qua đêm có ăn được không? Điều này còn tùy thuộc vào cách bạn bảo quản và trứng được luộc như thế nào. Chúng ta cùng xem xét các trường hợp sau.

🏆🏆 Chú Ý :   Luộc thịt vịt bao nhiêu phút là chín? Ăn thơm ngon mà lại không dai

Trứng ngỗng còn nguyên quả

+ Nếu bạn đã luộc chín kỹ trứng rồi thì bạn có thể để trứng qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh sau đó luộc lại vào hôm sau trước khi ăn. Nhưng nhớ là bạn chỉ nên để 1 đêm thôi nhé. Còn nếu bạn không có tử lạnh để bảo quản trứng thì tốt nhất nên bỏ đi vì ở nhệt độ trên 10ºC vi khuẩn sẽ phân hủy thực phẩm rất nhanh, nhất là các món giàu dinh dưỡng như trứng, nếu cố tình ăn bạn sẽ có thể bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc tố vi khuẩn.

+ Nếu trứng chưa được luộc kỹ và vẫn còn lòng đào thì bạn nên bỏ đi, vì vi khuẩn trong trứng sẽ tái sinh và phân hủy các chất dinh dưỡng trong trứng, đây là điều kiện rất tốt để vi khuẩn phát triển, sinh ra độc tố có hại cho sức khỏe .

Trứng đã ăn 1 phần/trứng đã bóc vỏ

Trong trường hợp này thì bạn tốt nhất nên bỏ đi, vì phần lòng trứng đã có thời gian tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Trong trường hợp hữu hạn bạn cũng có thể cho trứng đựng trong hộp kín để tủ lạnh sau đó luộc lại trứng bằng nước sôi để nguội, dùng lò vi sóng hay hấp. Tuy nhiên cách này cũng không được an toàn cho lắm.

Thực tế các loại thức ăn đã nấu chín đều không nên để qua đêm, thứ nhất do hàm lượng dinh dưỡng cao nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh, thứ hai trong quá trình chế biến đun nấu thức ăn có nhiều chất trong thức ăn bị chuyển hóa và biến đổi, nếu để lâu sẽ tạo thành các chất có hại cho cơ thể. Đối với người bình thường khỏe mạnh việc ăn lại thức ăn qua đêm thường xuyên là không tốt, đối với mẹ bầu và trẻ em, người thể trạng yếu lại càng không nên. Do đó không riêng gì trứng ngỗng luộc để qua đêm không nên ăn mà các món khác cũng vậy.

🏆🏆 Chú Ý :   1 cái bánh gạo bao nhiêu Calo? Ăn nhiều có mập không?

Những lưu ý cho mẹ bầu khi ăn trứng ngỗng

Khi ăn trứng ngỗng mẹ bầu nên để ý không dùng cùng với các loại thực phẩm sau để tránh gây tương tác, chẳng những làm mất giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng thậm chí còn gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Không nên ăn trứng ngỗng và uống sữa cùng lúc do các thành phần trong trứng và sữa tương kỵ với nhau, làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ 2 loại thực phẩm này. Nên ăn trứng ngỗng luộc cách thời điểm uống sữa tối thiểu từ 3-4 tiếng.

Không nên ăn trứng ngỗng cùng với thịt thỏ do trứng ngỗng có tính hàn và thịt thỏ cũng vậy, do đó khi ăn cùng nhau sẽ dễ gây ra hiện tượng bị lạnh bụng, tiêu chảy, nôn mửa và khó tiêu đặc biệt với những người thể hàn, người đang ốm, phụ nữ có thai.

Không ăn trứng ngỗng với uống nươc chè, bởi vì trong lá chè có chứa tannin nên nếu sau khi ăn trứng chúng ta uống nước chè thì tannin trong chè sẽ gây kết tủa protein, làm chậm quá chình tiêu hóa và có thể không hấp thu được dinh dưỡng.

Mẹ bầu nên tránh ăn trứng ngỗng vào buổi tối nhé, hàm lượng đạm cao sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu, mẹ có thể ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Nếu ăn vào buổi tối nên ăn trước 6 giờ mẹ nhé.

🏆🏆 Chú Ý :   Cao 1m58 nặng bao nhiêu kg là vừa chuẩn

Do trứng ngỗng thường có khối lượng lớn gấp khoảng 3 lần so với trứng gà, những người bình thường chỉ nên ăn 1 quả trứng ngỗng (tương đương khoảng 3-4 quả trứng gà )/1 tuần để tránh bị tăng cholesterol máu. Những người bị tăng cholesterol máu, hay cao huyết áp, mỡ máu các bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng ngỗng.

Đôi khi việc ăn nhiều trứng ngỗng luộc khiến mẹ cảm thấy ngán, mẹ có thể ăn kèm với salat rau xanh (với điều kiện rau phải sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, và được ngâm rửa cẩn thận). Mẹ bầu cũng có thể chế biến trứng ngỗng thành các món khác nhau để ăn cho đỡ chán ví dụ như: món trứng ngỗng rán lá hẹ vừa ngon bổ dưỡng lại có tác dụng trị ho, món trứng ngỗng chiên thịt bò giàu đạm và sắt….

Hy vọng với những kiến thức chia sẽ ở trên bài viết đã phần nào giúp mẹ giải đáp được thắc mắc “trứng ngỗng luộc có để qua đêm được không”, liệu có phải ăn trứng ngỗng thì con thông minh hay không. Chúc mẹ trở thành bà nội trợ thông thái đồng thời là chuyên gia dinh dưỡng cho gia đình nhỏ bé của chúng ta nhé!

Xem thêm:

Posted in: Câu hỏi thường gặp, Thực phẩm
«
»