Bắc giang được biết đến là một tỉnh thành trung du thuộc vùng Đông bắc bộ của Việt Nam, là cái nôi Dân Ca Quan Họ với 23 làng quan họ cổ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với văn hóa truyền thống được gìn giữ lâu đời nhất tại tỉnh thành Bắc giang. Bắc giang là khu vực chiếm nhiều những diện tích của những vùng đất Kinh Bắc của những thời đại ngày xưa, và đặc biệt là vùng đất có nền văn hóa truyền thống và đặc trưng sinh hoạt lối sống của vùng Kinh Bắc. Vậy Tỉnh Bắc giang có bao nhiêu huyện, biển số bao nhiêu ? Chúng ta sẽ hiểu rõ được vấn đề này qua bài viết này cùng với baonhieu.net nhé.
Tỉnh Bắc giang có bao nhiêu huyện, biển số bao nhiêu ?
Về hành chính thì tỉnh Bắc giang có tổng cộng 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, đó là 1 thành phố lớn là Bắc Giang và 9 huyện trực thuộc, đó là: Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng, Yên Thế. Vùng đất Bắc giang hiện nay đang nằm trong khu quy hoạch của thủ đô Hà Nội, chiếm phần lớn diện tích đất nền của khu di tích Kinh Bắc, cho đến hiện nay, Bắc giang vẫn là vùng đất còn được giữ nguyên về văn hóa đời sống, cũng như nhưng phong tục văn hóa truyền thống đặc trưng của Kinh Bắc thời xưa, với 23 làng dân ca quan họ hiện nay đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Biển số xe hiện tại của tỉnh Bắc giang được sở phòng CSGT cấp phép và cho vận hành trên toàn tỉnh thành Bắc giang là 98, dành cho những phương tiện vận chuyển di chuyển trên tòa tỉnh thành. Kí hiệu biển số xe cho những loại xe ô tô bốn bánh và những loại xe vận tải sẽ là 98A, 98B, 98C, 98D, 98LD. Còn đối với những loại xe máy, xe mô tô thì sẽ có những kí hiệu biển số xe khác nhau, mỗi kí hiệu sẽ tương ứng với mỗi quận huyện tại tỉnh Bắc Giang, lần lượt những kí hiệu sẽ là:
Thành phố Bắc Giang thì sẽ có kí hiệu biển số xe là 98-B1
Huyện Hiệp Hòa: kí hiệu biển số xe là 98-D1
Huyện Lạng Giang: kí hiệu biển số xe là 98-M1
Huyện Lục Nam: kí hiệu biển số xe là 98-F1
Huyện Lục Ngạn: kí hiệu biển số xe là 98-E1
Huyện Sơn Động: kí hiệu biển số xe là 98-L1
Huyện Tân Yên: kí hiệu biển số xe là 98-H1
Huyện Việt Yên: kí hiệu biển số xe là 98-K1
Huyện Yên Dũng: kí hiệu biển só xe là 98-G1
Huyện Yên Thế: kí hiệu biển số xe là 98-C1
Mật độ dân số và dân cư tỉnh Bắc giang
Bắc giang là thành phố có mật độ dân số cao nhất trong những vùng đất trung du và những vùng miền núi phía bắc, có mật độ dân số đứng thứ tư sau thủ đô Hà Nội và hai tỉnh thành chính là Hải Dương và Bắc Ninh. Nhìn chung, thì địa hình trung du cũng như những vùng miền núi của tỉnh Bắc Giang không bị chia cắt nhiều, nó đều được nối liền và thông nhau nên rất thuận tiện cho việc đi lại giữa các khu vực quận huyện với nhau, nên dân cư cũng không tập trung nhiều ở chỉ một khu vực như một số tỉnh thành khác, mà được trải đều rộng rãi đông đúc cho cả những vùng trung du và những vùng miền núi phía bắc.
Trên địa bàn khu vực tỉnh Bắc giang thì có tổng cộng 6 dân tộc và 8 tôn giáo khác nhau cùng nhau chung sống và sinh hoạt hoạt động trên địa bàn khu vực. Chủ yếu mật độ chiếm đông nhất là dân tộc Kinh, rồi theo thứ tự tiếp đến là đến người Nùng, người Tày, người Sán Chay, người Dán Dìu với số lượng khá ít chỉ với 1.6%, còn lại người Hoa thì chỉ chiếm 1,2% và người Dao chỉ chiếm có 0,5% so với số lượng dân số của toàn tỉnh thành Bắc giang.
Tính đến nay, thì có tổng cộng 8 tôn giáo đang hoạt động sinh hoạt và sinh sống tại địa phận khu vực tỉnh Bắc giang, trong số đó thì những người theo đạo Công giáo thì lại chiếm phần lớn hơn so với những tôn giáo trên toàn tỉnh, tiếp đến Phật giáo, đạo Tin Lành, Hồi giáo và chiếm tỉ lệ ít hơn không tới 5 người những tôn giáo như Phật giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, Minh Lý Đạo và Bửu Sơn Kì Hương.
Có thể nói, tuy là tỉnh có địa hình những khu vực địa phận vùng trung du, miền núi nhưng dân cư vẫn tập trung khá đông đúc và được trải đều trên khắp toàn quận huyện của tỉnh thành. Điều này có thể cho thấy, mỗi quận huyện sẽ có mật độ dân số nhất định và có mỗi văn hóa truyền thống riêng biệt và đặc trưng, nhưng chủ yếu là những văn hóa truyền thống đặc trưng của Kinh Bắc những thời xưa.
Vị trí và địa hình tỉnh Bắc giang
Tỉnh Bắc giang được chia ra hai dạng địa hình chính đó là vùng trung du và những vùng miền núi, nhưng tuy thế, vùng đất Bắc giang cũng không có nhiều sự chia cắt hay biến đổi ở hai dạng địa hình này. Nên có thể vì thế mà dân cư luôn được phân bổ đều và được tập trung đông đúc đều ở mỗi quận huyện trên khu vực. Đó cũng là lí do khiến cho việc trồng trọt cũng như phát triển ngành nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi ở tỉnh Bắc giang cũng được chú trọng và phát triển có tiến bộ hơn.
Vì phần lớn những vùng địa hình này đều là môi trường thiên nhiên hoang dã, cũng rất thuận lợi cho những việc trồng trọt cây trái hoa màu vì có diện tích lớn và thuận lợi cho những khu vực trồng trọt hay chăn nuôi. Đó là một trong những lợi thế của vùng đất Bắc giang mà bạn có thể cảm nhận được, cùng với lợi thế may mắn là vị trí địa lí cũng như những khoảng cách của những vùng trung du và miền núi không có sự chia cắt lớn nên rất thuận tiện cho những công việc trao đổi buôn bán hay di chuyển thuận lợi mà không gây khó khăn đối với con người nơi đây.
Đặc sản của tỉnh Bắc giang
Vải thiều Bắc giang: ai đã từng đi qua Bắc giang thì sẽ không ai không biết loại trái cây vải thiều Bắc giang, đây là vùng đất màu mỡ và nổi tiếng cho ngành nông nghiệp trồng trọt vải thiều, tham gia sản xuất và xuất khẩu không chỉ trong nước mà còn được xuất khẩu đến nước ngoài. Cho nên, độ nổi tiếng của vải thiều Bắc giang có thể nói là không thể không phủ nhận được, vải thiều Bắc giang có độ ngọt không gắt, ngọt bùi rất ngon cùng với lớp thịt vải rất dày và hạt khá nhỏ, ăn một trái vải thiều Bắc giang bạn sẽ cảm thấy đáng đồng tiền bác gạo liền.
Nhưng hiện nay, do tình hình dịch bệnh căng thẳng, vào những mùa vải thiều do không được xuất khẩu đẩy nhanh trên thị trường đã khiến cho người dân Bắc giang trở nên khốn đốn hơn khi trồng trọt nhưng không thu lại được lợi nhuận và bắt buộc phải chặt bỏ hết những thành quả lao động của mình, đây thật là một hình ảnh đau lòng đối với những người dân Bắc giang và cả nước.
Bánh đa Thổ Hà: bánh đa Thổ Hà có hai loại đón chính là bánh đa nướng và bánh đa nem. Khi đến với Bắc giang chắc hẳn những vị khách du lịch không thể nào bỏ qua được loại bánh khá nổi tiếng tại đây. Bánh đa nướng thì có vị giòn tan, khi ăn thì bạn sẽ có thể cảm nhận được hương thơm của vừng, lạc khi được chế biến. Còn đối với bánh đa nem thì lại có hình dáng vừa phải, màu trắng sữa, khi ăn có vị dẻo thơm.
Rượu làng Vân: làng Vân nổi tiếng với loại rượu được nấu bằng gạo thơm ngon nhất, được trồng trên vùng đất màu mỡ của làng Vân Xá, xã Vân Hà, Việt Yên. Nhắc đến rượu làng Vân thì có thể nói đây là nguồn tự hào của người dân Bắc giang, vì giờ đây, không chỉ được người dân yêu thích mà những người du lịch phương tây cũng rất yêu thích và lựa chọn mua về làm quà hay mua về dùng từ từ mỗi khi đến với quê hương Bắc giang.
Gà đồi Yên Thế: gà đồ hay còn gọi là gà chạy bộ, đây chắc hẳn là món đặc sản được nhiều người ưa thích nhất của vùng đất Bắc giang, vì thịt gà không chỉ dai ngon mà còn ngon ngọt, không giống với những loại gà được nuôi công nghiệp ở những khu vực tỉnh thành khác. Gà đồi Yên Thế nổi tiếng là nhờ vào công nghệ chăn nuôi thả tự nhiên, do tác động của môi trường cũng như những yếu tố khác mà gà đồi Yên Thế được nhiều người biết đến là thịt gà tươi ngon và thơm dai, khi ăn thịt không hề bị mềm hay bị bỡ giống những loại gà được nuôi bằng thức ăn công nghiệp.
Bánh tro Bắc giang: hay còn được gọi với một cái tên khác là bánh gio, là loại bánh được làm từ nguyên liệu tự nhiên là từ gạo, đường nên khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị thơm ngon, ngọt dẻo của sự kết hợp giữa những nguyên liệu tự nhiên mà không có bất kì sự can thiệp nào của công nghiệp, tất cả đều được làm thủ công và được làm từ những nguyên liệu được trồng trọt có sẵn tại vùng đất Bắc giang.