Cận 2 độ là nặng hay nhẹ? có nên đeo kính không?

Cận 2 độ là nặng hay nhẹ? có nên đeo kính không? đeo kính có khiến độ cận tăng nhanh không?… là những thắc mắc của rất nhiều bạn, đặc biệt là cận thị ở trẻ em. Hiện nay, cận thị ở trẻ em đang trong tình trạng báo động đỏ, bởi số lượng trẻ em bị cận thị đang ngày càng tăng cao, đây cũng chính là điều mà nhiều phụ huynh lo lắng. Và để giúp các bạn giải đáp thắc mắc các vấn đề này, sau đây baonhieu.net xin được chia sẻ đến bạn đọc nội dung dưới đây, mời bạn cùng xem!

Cận thị và nguyên nhân gây bệnh

Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm một vị trí đáng kể trong nhóm tật về thị giác, đặc biệt ở độ tuổi học đường. Đây là một dạng lỗi khúc xạ ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ của mắt. Do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì ngay võng mạc. Điều đó khiến người bệnh nhìn những vật thể ở gần sẽ rõ còn những vật ở xa thì lại mờ.

Theo như ước tính thống kê cho biết, ở nước ta hiện nay có gần 3 triểu trẻ em ở độ tuổi 0-15 tuổi bị mắc các tật khúc xạ cần chỉnh kính, trong đó tỉ lệ cận thị chiếm tới 2/3, chủ yếu tập trung ở đô thị. Và một trong những nguyên nhân gây nên cận thị ở trẻ em hiện nay chủ yếu là do:

🏆🏆 Chú Ý :   Luộc trứng cút, trứng vịt mất bao nhiêu phút thì chín vừa đủ và ngon

Công nghệ phát triển: trẻ em sử dụng điện thoại, ipad, tivi quá sớm và quá nhiều, những thiết bị điện tử này ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến mắt. Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài sẽ khiến măt hoạt động với cường độ cao, càng về lâu nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ngay võng mạc. Kết quả là dẫn đến cận thị, chỉ có thể nhìn thấy những vật ở gần, còn vật ở xa rất khó khăn hoặc nhìn mờ.

Học tập và sinh hoạt thiếu khoa học: việc học tập trong môi trường không đủ ánh sáng, không đảm bảo về tư thế học cân đối giữa khoản cách mắt đến bảng đen, sách vở trong thời gian dài sẽ khiến mệt mỏi, mờ và dẫn đến cận thị. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt quá kém cũng là yếu tố khiến cho mắt kém đi. Và tình trạng này gặp nhiều ở trẻ em không được bổ sung nhiều vitamin A, E, B… nó không chỉ dẫn đến cận thị mà còn gây ra nhiều bệnh về mắt.

Nguyên nhân cận thị do bẩm sinh: Trẻ em sinh thiếu tháng hoặc có trọng lượng quá nhẹ cũng là yếu tố tác động đến việc trẻ bị cận thị từ nhỏ. Ngoài ra việc bố mẹ bị cận thị cũng nhiều trường hợp đã di truyền sang con cái, tùy theo các mức độ khiến cho trẻ nhỏ bị cận thị bẩm sinh.

Cận 2 độ là nặng hay nhẹ?

Cận thị được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, bởi trong đó có nhiều loại là cận thị đơn thuần, cận thị giả, cận thị thoái hóa và cận thị đêm, mỗi loại có cấp độ cận và mức độ nặng cũng khác nhau. Và để biết mình có cận thị hay không thì cách chuẩn xác nhất là đi khám và đo tiêu cự của mắt. Khi chúng ta đi kiểm tra mắt, nhìn vào một toa kính mắt, nếu chúng ta thấy dấu trừ “-“ thì đây là thể hiện một chẩn đoán cho cận thị, và những con số theo sau chỉ ra mức độ cận thị.

  • 0 = bình thường
  • -0,25 đến -3,00 diop = cận thị nhẹ
  • -3,25 đến -6,00 diop = vừa cận thị
  • -6,25 đến -10,00 diop = cận thị nặng
  • -10,25 diop hoặc cao hơn = cận thị cực đoan
🏆🏆 Chú Ý :   Xe đạp điện chở được bao nhiêu kg? Tối đa Bao nhiêu người?

Với công thức tính cận thị trên thì các bạn có lẻ đã biết cận 2 độ là nặng hay nhẹ rồi đúng không nhỉ. Đa phần những người cận thị trong tầm khoảng từ -0,25 đến -3,00 diop rất nhiều và đây được xem là tình trạng cận thị nhẹ. Tuy nhiên, hiện nay trẻ em mắc cận thị rất cao, đặc biệt tuổi mắc bệnh khá sớm đó cũng là điều đáng lo ngại về việc cận thị nặng có dấu hiệu tăng cao.

Còn về thắc mắc cận bao nhiêu độ là nặng quả thật là chưa có con số ước tính cao nhất, bởi có nhiều người bị cận thị rất nặng từ 20 – 25 độ, những người này thuộc cận thị bệnh lý và còn có nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh, thoái hóa võng mạc,… thậm chí là cận cao hơn dẫn đến mù lòa mà không thể đeo kính cận được nữa.

Cận 2 độ có nên đeo kính không?

Bị cận bao nhiêu độ thì đeo kính hay cận 2 độ có nên đeo kính không? là câu hỏi rất nhiều bạn thắc mắc khi bắt đầu có cảm giác bất ổn về mắt. Và theo các chuyên gia bác sĩ về khoa mắt cho biết, mức độ cận thì từ 0,75 độ trở xuống thì không cần đeo kính. Nhưng đối với những ai có mức độ từ 1-2 độ trở lên thì phải đeo kính thường xuyên để giúp mắt được điều tiết tốt hơn.

🏆🏆 Chú Ý :   1 Ly sữa đậu nành không đường bao nhiêu Calo? Uống nhiều có tốt không?

Do đó, khi xác định bị cận thì dù bạn muốn hay không muốn thì tốt nhất nên đeo kính cận. Bởi nếu không đeo kính, mắt sẽ mờ rất khó nhìn thấy, điều này cực kỳ nguy hiểm khi tham gia giao thông, đi lại. Nhưng cận thị 2 độ thì bạn cũng không nhất thiết phải đeo kính thường xuyên, có thể gỡ kính ra để mắt thư giãn hoặc nếu ở trong nhà hoặc nhìn mọi vật xung quanh phạm vi gần thì không cần thiết phải đeo kính.

Còn nếu trường hợp bạn bị cận từ 3 độ trở lên thì nên đeo kính cận thường xuyên, việc đeo kính sẽ giúp hức năng nhìn của mắt trở về gần như người bình thường, nhìn xa rõ mà nhìn gần, để đảm bảo công việc được thực hiện tốt cũng như việc tham gia giao thông với mọi người được an toàn hơn.

Tác hại của việc đeo kính cận không đúng cách

Nhiều bạn lo lắng việc đeo kính cận thường xuyên sẽ khiến mắt lồi ra hoặc hõm sâu vào bên trong hoặc không còn tinh anh, lung linh… nhưng đây là do các bạn đã mắc một số thói quen xấu mới khiến đôi mắt trở nên như vậy. Bởi đeo kính cận không hề gây xấu đôi mắt, nếu bạn biết cách đeo sao cho đúng cách và phù hợp nhất. Và dưới đây là một số tác hại của việc đeo mắt kính cận không đúng cách mọi người cần lưu ý:

🏆🏆 Chú Ý :   Nên tập plank bao nhiêu lần 1 ngày? vào thời gian nào trong ngày?

Đeo kính sai độ: Đeo kính sai độ cực kỳ nguy hiểm cho mắt, nó sẽ khiến tình trạng cận nặng hơn và sẽ làm hỏng mắt của bạn.Đặc biệt, khi đeo sai độ mắt sẽ có cảm giác căng tức, nhức vùng mắt và vùng thái dương lâu ngày sẽ gây giảm thị lực hơn. Do đó bạn nên khám mắt định kỳ xem độ cận thay đổi không để cắt kính cho phù hợp.

Không đeo kính khi bị cận: nhiều bạn chủ quan nghĩ vẫn còn thấy được nên lười đeo kính cận, tuy nhiên điều này sẽ khiến mắt không thể nào điều tiết tốt để nhìn rõ mọi vật, khiến cho nhãn cầu phòng lên và mắt trông xấu hơn.

Đeo kính sai cách: Khi bạn hoạt động, chiếc kính của bạn có thể bị trễ xuống so với vị trí bạn đầu, một số bạn có thói quen đưa mắt theo chiếc kính trễ xuống mà không nâng kính ngay tầm trở lại với mắt mình. Nếu lâu ngày mắt sẽ bị sụp xuống và không còn tự nhiên. vậy nên, hãy tập thói quen khi kính trễ xuống thì nâng nó lên ngay để bảo vệ mắt mình các bạn nhé.

Phụ thuộc vào kính cận: Nếu bạn bị cận thị dưới 1,5 độ, bạn không cần đeo kính quá thường xuyên. Mỗi ngày nên cho mắt hơn 10 phút để nhìn các vật ở chung quanh trong không gian sáng rõ, đây là cách bạn giúp mắt nghỉ ngơi và là thời gian dành cho mắt điều tiết.

🏆🏆 Chú Ý :   Nhiệt độ của trẻ sơ sinh bao nhiêu là sốt, bao nhiêu là bình thường?

Làm thế nào để giúp mắt cận không tăng độ?

Cận thị là điều không ai mong muốn, nhưng nếu phát hiện cận thị bạn nên tìm cách hạn chế sự tăng độ để giúp mắt mình được bảo vệ tốt hơn. Nhiều bạn cận thị nhưng độ lên rất nhanh, nhưng có bạn lại không hề tăng là do ở cách chăm sóc mắt khoa học. Và sau đây là một số cách giúp mắt cận không bị tăng độ các bạn nên tham khảo:

Hạn chế đeo kính cả ngày: dù là cận thị nhẹ hay ở cấp độ nặng thì các bạn cũng không nên đeo kính thường xuyên 24/24. Nếu trước hợp không làm gì thì nên tháo kính ra để mắt được nghỉ ngơi, thư giản sẽ giúp mắt được bảo vệ tốt hơn thay vì bắt đôi mắt làm việc quá nhiều. Đặc biệt, đối với mắt sau khi phẫu thuật, bạn cần lưu ý đảm bảo khoảng cách, độ cao,… khi ngồi làm việc trước máy vi tính và màn hình tivi.

Ánh sáng xung quanh: bạn cần sống trong môi trường có ánh sáng đầy đủ, bởi ánh sáng có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết mắt, tuy nhiên việc ánh sáng trực tiếp chiếu vào mắt hoặc tối quá cũng gây hại cho mắt, bạn cũng nên lưu ý điều này.

Rửa mắt bằng nước ấm: Khi bạn vệ sinh mắt bằng nước ấm thì nước ấm sẽ giúp cho các cơ mắt được thư giãn, thả lỏng hơn sau một ngày làm việc căng thẳng. Đây cũng là một giải pháp hữu hiệu để giúp đôi mắt ngày càng tinh tường, sáng khỏe hơn.

🏆🏆 Chú Ý :   Tất cả có bao nhiêu ngân hàng ở Việt Nam hiện nay 2023

Tránh sử dụng điện thoại, ipad khi tắt điện hoặc trước khi ngủ: Luồng bức xạ từ máy tính, điện thoại, tivi… đều có thể làm tổn hại đôi mắt của bạn nếu bạn nhìn liên tục vào chúng, nhất là trước 2 tiếng đi ngủ. Do đây là thời điểm tối muộn, khi bạn nhìn trong điều kiện thiếu sáng thì đôi mắt sẽ phải hoạt động nhiều hơn để nhìn rõ, từ đó khó tránh khỏi tình trạng khô mỏi mắt, giảm thị lực theo thời gian.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: vitamin A, E, B là yếu tố cần thiết giúp cho đôi mắt sáng và khỏe hơn, do đó cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin. Một số loại thực phẩm giúp cải thiện thị lực như cà rốt, các loại cá, rau xanh… là những thứ bạn nên bổ sung thường xuyên để có được đôi mắt trẻ khỏe, sáng rõ.

Hi vọng với bài viết: Cận 2 độ là nặng hay nhẹ? có nên đeo kính không? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc, cũng như có thêm thông tin, kiến thức về tình trạng cận thị nhằm có thể hạn chế và phòng tránh tốt nhất. Hãy thường xuyên truy cập vào website để có thêm nhiều nội dung bổ ích và thú vị khác nhé.

Posted in: Câu hỏi thường gặp, Những điều bí ẩn, Trẻ em
«
»