Hâm sữa bao nhiêu phút, ở nhiệt độ bao nhiêu? là câu hỏi thắc mắc được rất nhiều sự quan tâm của các bà mẹ bỉm sữa hiện nay. Bởi vì có nhiều mẹ sữa nhiều nên vắt ra để trữ đông cho bé dùng dần nhưng lại không biết cách hâm sữa như thế nào tốt và an toàn cho bé. Và bài viết hôm nay sẽ giúp các bà mẹ bỉm sữa biết cách hâm sữa cho bé tốt nhất. Cùng xem nhé!
Sữa mẹ bỏ tủ lạnh có tốt không?
Sữa mẹ là thức ăn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì trong sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của các bé. Đây chính là lý do mà nhiều chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan mẹ không thể cho bé i truywjc tiếp được nên phải phải vắt sữa ra và trữ đông để bé dùng dần. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng sữa mẹ khi vắt cho vào tủ đông sẽ không đảm bảo dinh dưỡng ban đầu, đặc biệt là sau khi hâm.
Như chúng ta thấy đó, bất cứ cái gì khi ăn hoặc uống trực tiếp sẽ đảm bảo tốt hơn là để qua thời gian. Nhưng không phải như vậy mà khẳng định sữa mẹ vắt bỏ đông là không dinh dưỡng hoặc không tốt cho bé. Nếu mẹ biết cách vắt và bảo quản sữa đúng cách thì hoàn toàn đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bé nhé. Ngoài ra, cách rã đông và hâm sữa đúng cách cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến dinh dưỡng của sữa, do đó mẹ tìm hiểu thật kỹ như vậy các bé sẽ phát triển tốt và an toàn hơn nhé.
Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra ngoài
Bạn nên biết rằng sữa mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt hệ tiêu hóa của bé còn khá yếu, chưa thích nghi được với các yếu tố lạ. Do đó, mẹ cần bảo quản sữa sau khi vắt ra ngoài đúng cách và an toàn để tránh gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Và sau đây là cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra ngoài:
Chuẩn bị dụng cụ trước khi hút, vắt sữa:
- Chuẩn bị bình đựng sữa, dụng cụ vắt sữa, …
- Vệ sinh dụng cụ đựng sữa bằng xà phòng. Tiệt trùng trong nước sôi trong vài phút. Sau đó vớt ra, để khô ráo.
- Mẹ rửa tay sạch sẽ, lau sạch đầu vú trước khi hút hay vắt sữa.
Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ bao nhiêu:
- Đối với sữa mẹ sau khi hút ra thì nên dùng ngay trong ngày sẽ tốt hơn. Sau khi hút, vắt mẹ nên cho vào bình, đậy kín nắp và cho vào ngăn mát tủ lạnh.
- Tùy theo liều lượng của bé uống bao nhiêu ml/lần, mẹ sẽ để lượng vừa đủ. Thông thường các mẹ để khoảng 5-6 bình sữa trong ngăn mát tủ lạnh, mỗi bình khoảng 150 ml.
- Khi sữa lấy ra khỏi tủ lạnh cho bé bú nhưng sữa không hết thì mẹ hãy bỏ đi, không nên bỏ lại tủ lạnh nhé, bởi vì sữa đã ra ngoài 1-2h sẽ không đảm bảo an toàn nữa đâu nhé.
Sữa mẹ vắt ra ngoài để được bao lâu:
- Tùy theo nhiệt độ phòng mà xác định sữa mẹ để ngoài được bao lâu.
- Nếu phòng các mẹ có nhiệt độ hơi cao (trên 26oC) thì chỉ nên để từ 1-2 giờ.
- Nếu phòng lạnh có nhiệt độ dưới 26oC thì các mẹ có thể để từ 4-6 giờ.
Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ đông
Chuẩn bị dụng cụ trước khi văt sữa:
- Bình, ly trữ sữa bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, có thể rửa sạch và dùng lại nhiều lần.
- Túi bảo quản sữa mẹ Túi đựng sữa mẹ có 2 loại: loại một lớp dây kéo, mỏng, dễ bị rách có giá thành rẻ. Loại hai lớp dây kéo, dày, giá thành đắt, chất lượng tốt hơn.
- Túi chỉ sử dùng một lần rồi bỏ đi, không tái sử dụng.
- Bút lông dầu: để ghi ngày, tháng, năm hút sữa lên túi trữ sữa.
Bảo quản sữa mẹ trong tủ đông nhiệt độ bao nhiêu:
- Nếu một số mẹ nhiều sữa hoặc đi làm không có thời gian cho bé ti trực tiếp và hút được nhiều sữa thì nên trữ ở tủ đông.
- Và nên dùng bút để ghi ngày giờ lên túi sữa và cho dùng theo thứ tự.
- Nên để ở ngăn đông với nhiệt độ là -18 độ C.
Sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu?
Để có cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh hợp lý, các mẹ cần lưu ý kỹ yếu tố thời gian => nhằm đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng của sữa. Sữa mẹ có thể an toàn trong ngăn mát trong 2 ngày ở nhiệt độ 4°C. Nếu lấy sữa nhiều lần trong một ngày, các mẹ có thể thêm sữa vào cùng một bình chứa. Lưu trữ sữa vắt vào những ngày khác nhau trong các bình chứa khác nhau.
🏆🏆 Chú Ý : Lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 bao nhiêu tuổi? Mấy tuổi 2023?
Còn đối với sữa mẹ vắt để ở ngăn tủ đông thì có thể trữ được 2-3 tháng, thời gian tốt nhất là dưới 4 tháng thôi nhé. Nhưng các mẹ nên nhớ không nên cho thêm sữa mới vắt vào sữa đã đông lạnh mà nên cho vào túi sữa khác nhé.
Cách rã đông sữa mẹ trước khi hâm
Cách rã đông sữa mẹ ở ngăn lạnh:
- Khi lấy sữa ở ngăn mát ra, mẹ để khoảng chừng ngoài 5 phút sau đó ngâm vào nước ấm khoảng 40 độ. Tuyệt đối không ngâm ở nhiệt độ của nóng sẽ khiến sữa mất chất nhé.
- Sữa mẹ sau khi lấy ở tủ lạnh ra dùng thì không thể cất giữ lại dùng lần sau mà nên bỏ đi. Do đó, các mẹ nên lấy lượng vừa phải ra trẻ đủ dùng là được.
- Tuyệt đối không dùng lò vi sóng để rã đông sữa vì nó làm mất chất, quá nóng trẻ sẽ không bú được.
Cách rã đông sữa ở ngăn tủ đông:
- Trước khi dùng nửa ngày hãy cho sữa ở ngăn đông xuống ngăn lạnh, sau đó cho sữa vào nước lạnh để sữa rã ra.
- Khi sữa đã chảy mềm hoàn toàn sang dạng lỏng, lúc đó em nhẹ nhàng lắc để lớp sữa nhiều chất béo và lớp sữa trong được hòa đều với nhau.
- Sau đó mới cho sữa vào trong nước ấm 40 độ để hâm nóng sữa lại cho bé bú.
- Không được pha sữa mới vắt chung với sữa rã đông.
- Không được lắc mạnh bình sữa đã rã đông, nên lắc nhẹ nhàng thôi nhé, lắc mạnh sữa lên bọt bé uống sẽ bị tiêu chảy đấy.
Hâm sữa bao nhiêu phút, ở nhiệt độ bao nhiêu?
Sữa ấm có tác dụng xoa dịu dạ dày của bé, giúp bé cảm thấy dễ chịu, chính vì vậy nhiệt độ của sữa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cảm quan và khẩu vị của bé. Nếu bạn để ý, sữa trực tiếp từ ngực mẹ thường rất ấm nên các bé đều rất thích bú trực tiếp mẹ. Do đó, khi vắt sữa trữ ở ngoài mẹ cần hâm sữa để sữa ấm lại, mang đến sự thoải mái và đảm bảo tốt cho hệ tiêu hóa trẻ.
Khi hâm sữa, các mẹ nên hâm khoảng chừng 10 – 15 phút và nước ở nhiệt độ là 40-50 độ. Đây là nhiệt độ tốt nhất để hòa tan sữa. Tuyệt đối không để nước quá nguội hoặc quá nóng sẽ khiến phân hủy các vitamin, dưỡng chất trong sữa. Hâm sữa tưởng chừng như đơn giản nhưng thật ra rất khó. Chính vì vậy mà máy hâm sữa đã ra đời, nhằm giúp các bà mẹ dễ dàng hơn trong việc cho bé bú sữa an toàn. Máy hâm sữa vừa tiện lợi,tiết kiệm thời gian, đặc biệt sẽ đảm bảo đúng nhiệt độ, an toàn cho bé hơn là phương pháp truyền thống.
Và ở máy hâm sữa thì nhiệt độ thường ở 35 – 45 độ C đối với sữa cho bé uống luôn, 45 – 75 độ C khi sữa hay thức ăn đã được để trong ngăn mát và 75 – 85 độ C khi hâm đồ ăn ở ngăn đá, ngăn lạnh. Các mẹ chỉ đợi trong vài phút, máy sẽ tự động bật đèn báo hiệu ngắt, sau đó mẹ kiểm tra sữa và cho bé dùng.
Ba mẹ lưu ý khi chọn máy hâm sữa phải phù hợp với bình sữa mà bạn đang sử dụng cho bé. Tốt hơn hết hãy chọn loại máy thích hợp với mọi loại bình sữa. Nếu bé của mẹ là trẻ phàm ăn hãy lựa chọn máy hâm sữa 2 bình cùng một lúc. Ngày nay còn có máy hâm sữa không cần nước có ổ cắm điện 12V, rất tiện khi đi ô tô, mẹ có thể hâm trực tiếp trên xe đều được. Nhưng khi chọn mua máy hâm sữa, bạn nên tới các địa chỉ uy tín hoặc mua từ những thương hiệu nổi tiếng để đảm bảo an toàn tốt nhất nhé.
Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng
Khi lấy sữa ra ngoài ngăn mát hay ngăn đông tủ lạnh thì mẹ cần kiểm tra sữa xem có bị hư hỏng hay không trước khi cho bé uống nhé. Và để nhận biết sữa mẹ bị hỏng hay không, mẹ nên kiểm tra:
Mùi của sữa: nếu mẹ ngửi thấy sữa có mùi hôi, hoặc có mùi đậm đặc thì sữa đó đã bị hỏng rồi nhé. Sữa có mùi chua như sữa chua, sữa bò bị thiu cũng là dấu hiệu sữa bị hỏng.
Sữa bị vón cục: Sữa phân tách lớp, có lớp váng ở trên là bình thường. Tuy nhiên sữa bị vón cục là dấu hiệu của chất lượng sữa không còn tốt nữa.
Ném vị sữa: Mẹ nên ném thử sữa để cảm nhận được sữa có vị chua chua không hay có vị khó uống thì sữa đã bị hỏng.
Sữa quá hạn sử dụng: theo dõi kỹ kỹ ngày lưu trữ sữa và sử dụng sữa trước khi hết hạn theo bảng thời gian bảo quản sữa mẹ ở trên.
Lưu ý: một số mẹ sữa có mùi tanh thì đừng quá ngạc nhiên là sữa bị hỏng nhé. Sữa có mùi tanh có thể là do sữa ảnh hưởng từ thức ăn của mẹ. Hương vị của sữa phụ thuộc vào chế độ ăn uống quá mẹ đó nhé.
Hi vọng với bài viết: Hâm sữa bao nhiêu phút, ở nhiệt độ bao nhiêu? không chỉ giúp các bà mẹ giải đáp được thắc mắc mà có thêm thông tin để hiểu rõ cách vắt sữa, bảo quản và hâm sữa như thế nào cho đúng cách và an toàn nhất. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ phát triển, do vậy mẹ hãy cho bé bú sữa an toàn và đúng cách nhất. Để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích khác, hãy thường xuyên theo dõi các bài viết của chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm: