Không giống như luộc trứng cút, trứng vịt hay trứng gà, trứng ngỗng tương đối to hơn vì vậy thời gian sẽ luộc lâu hơn. Nếu như bạn không cành giờ thì không khó thể nào đoán được trứng ngỗng đã được luộc chín. Vì vậy, baonhieu.net sẽ hướng dẫn cách bạn cách luộc trứng ngỗng bao nhiêu phút để chín đều và thơm ngon, làm nên món ăn dinh dưỡng cho các chị em mang thai. Mời bạn cùng đón xem nội dung bên dưới nhé!
Trứng ngỗng có tác dụng gì đối với bà bầu?
Theo quan niệm của ông bà xưa ta truyền lại, phụ nữ mang thai nên ăn nhiều trứng ngỗng, đối với thai nhi là trai thì nên ăn 7 quả, đối với nữ thì ăn 9 quả, như vậy sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh hơn. Nhưng thực sự điều này chưa có khoa học nào chứng minh cả. Mọi người thường nghĩ trứng ngỗng to hơn trứng gà, trứng vịt cho nên dinh dưỡng nhiều hơn vì vậy nó bổ dưỡng hơn.
Tuy nhiên, không phải vậy đâu nhé, bởi trong trứng ngỗng được biết có 13,5% chất protein, 13,2% lipid, 0,33mg% vitamin A, 0,10mg% vitamin B1, 0,30mg% vitamin B2, 0,1mg% vitamin PP…Nếu như so với trứng gà thì trứng ngỗng có tỉ lệ protein thấp hơn, nhưng hàm lượng lipid lại cao hơn trứng gà. Có điều thành phần vitamin A trong ngững ngỗng cao hơn trứng gà, mà đây là dưỡng chất rất cần thiết cho bà bầu và thai nhi.
Do đó, về thành phần dưỡng chất, trứng ngỗng tương tự như trứng gà và chưa có nghiên cứu về lợi ích của trứng ngỗng đối với phát triển trí thông minh của thai nhi như lời đồn thổi. Và để giúp bé thông minh, các mẹ có thể bổ sung những thực phẩm giàu DHA, axit folic, axit béo, cholin,… từ các loại sữa vinamilk, trái cây, rau xanh…Trứng ngỗng cũng rất khó mua, do đó bạn có thể thay thế trứng ngỗng bằng trứng gà nhé, không nhất thiết có bầu là phải ăn trứng ngỗng đâu.
Ăn trứng ngỗng vào thời điểm nào tốt nhất?
Bất cứ thực phẩm nào thì chúng ta cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều, sẽ gây ra tình trạng thừa thải chất và ảnh hưởng đến sức khỏe, trứng ngỗng cũng vậy. Như được biết, trứng ngỗng chứa nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch của phụ nữ mang thai bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp,.. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung vừa phải chứ không nên lạm dụng mà ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.
Thời điểm ăn trứng ngỗng trong thời gian mang thai lúc nào cũng có thể được, nhưng so với 3 tháng đầu mang thai các chị em thường gặp phải tình trạng ốm nghén nên rất khó để dung nạp. Do vậy, mẹ bầu bắt đầu tháng thứ 4 là có thể ăn trứng ngỗng, nhưng chỉ nên ăn vào ban ngày và tuyệt đối không ăn vào buổi tối vì lượng protein cao, sẽ gây ra khó tiêu, mất ngủ.Mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn 1 quả trứng ngỗng, nếu như không có nhu cầu, mẹ không cần phải tự ép mình ăn mà có thể thay thế bằng các loại thực phẩm có lượng dinh dưỡng tương tự như trứng gà, trứng vịt.
Nhưng điều cần biết khi ăn trứng ngỗng:
- Trứng ngỗng không nên ăn kèm với sữa: vì sữa có hàm lượng lactose, đây là một thể trong hai loai đường galactose và glucose dimmer; còn trong trứng lại có chứa nhiều chất protein, giúp phân giải các acid amin. Nếu ăn hai loại thực phẩm này được ăn cùng nhau thì sẽ làm cho cơ thể chúng ta rất khó hấp thụ chất lactose, gây ra tình trạng các chất dinh dưỡng khó được tiêu hóa, thậm chí dễ dàng dẫn đến việc ngộ độc và nôn mửa.
- Trứng ngỗng không ăn với thịt thỏ: bởi trứng ngỗng thuộc nhóm thực có tính hàn nên khi ăn thịt thỏ sẽ dễ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây buồn nôn và tiêu chảy. Đặc biệt là những người mệt mỏi, hay phụ nữ mang thai thì nên tránh xa hai nguồn thực phẩm này.
- Những người béo phì, thừa cân: do hàm lượng cholesterol trong trứng cao, do đó những người mập béo nên tránh ăn món này để khiến lượng cholesterol tăng cao hơn, gây nguy hại cho sức khỏe.
Luộc trứng ngỗng bao nhiêu phút chín đều?
Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu phải luôn nhớ câu “ăn chín, uống sôi” nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy, việc luộc trứng ngỗng mẹ nên luộc chín, tránh ăn hồng đào, vì trứng còn sống là những vi khuẩn chưa chết hẳn và có thể xâm hại vào cơ thể gây nên ngộ độc. Đồng thời trứng ngỗng tương đối khó ăn nên các bạn cũng cần luộc chín để trứng không còn mùi tanh. Và sau đây là cách luộc trứng ngỗng trong thời gian chuẩn xác để trứng chín đều, ngon nhất.
– Rửa sạch trứng trước khi luộc.
– Nhẹ nhàng cho trứng vào trong nồi.
– Đổ nước lạnh vào nồi, đổ theo kiểu từ trên đỉnh quả trứng xuống. Cho nồi lên bếp và đun sôi.
– Khi nước sôi, cho thêm xíu muối và giấm (giúp trứng dễ bóc vỏ khi chín và sát khuẩn trứng), hạ nhiệt và đậy vung.
– Trứng ngỗng tương đối to, do đó bạn cần luộc khoảng chừng 15-20 phút, để lòng đỏ được chín đều hơn nhé.
Lưu ý: các bạn không cần ngâm trứng ngỗng trong nước lạnh để dễ bóc vỏ đâu nhé, bạn chỉ cần cho vào bát lớn và đậy nắp lại, sau đó rung lắc đều để vỏ trứng vỡ nứt ra. Với cách này bạn sẽ dễ dàng bóc vỏ trứng ngỗng một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
Trứng ngỗng nấu món gì ngon?
Nếu các mẹ cảm thấy ngán đến tận cổ cứ phải ăn món trứng ngỗng luộc thì hãy thử tham khảo các món ăn được biến tấu với trứng ngỗng dưới đây sẽ giúp tạo cảm giác lạ miệng và ngon hơn. Cùng xem thử, trứng ngỗng có thể làm nên món gì ngon nhé.
Trứng ngỗng chiên lá lẹ: Chỉ cần chuẩn bị 1 quả trứng ngỗng với 100g lá hẹ và một số gia vị khác. Sau đó lấy trứng ngỗng đập váo bát, đánh tan. Lá hẹ rửa sạch, cắt bỏ gốc, thái nhỏ rồi cho vào đánh đều với trứng. Đặt chảo lên bếp, đợi nóng thì đổ dầu, khi nóng dầu cho trứng vào tráng chín. Ăn khi còn nóng sẽ ngon hơn các mẹ nhé.
Trứng ngỗng hấp thịt: Chuẩn bị 1 quả trứng ngỗng, 200gr thịt heo băm nhuyễn, gia vị vừa đủ. Sau đó chi thịt và trứng vào với nhau, đánh nhuyễn cho thêm bột nêm, muối cho vừa miệng. Đem hấp cách thủy hỗn hợp khoảng 30 phút cho chín kỹ. Sau khi chín, cho thêm ít hành lá lên bề mặt và mang ra dùng.
Salad trứng ngỗng: Chuẩn bị 1 quả trứng ngỗng, xà lách 100gr, nửa củ hành tây, 1 quả cà chua, dầu oliu, gia vị vừa đủ. Sau đó bắt luộc trứng và nhặt rau, cà chua thái tròn và hành tây cũng vậy (hành tây ngâm giấm để bớt mùi hôi, nồng nhé). Sau đó pha chế nước giấm, dầu oliu, đường, muối tạo nên hỗn hợp. Cuối cùng, sắp rau ra dĩa, trứng và cà chua lên trên, rưới nước trộn giấm lên trên cùng và trộn đều khi dùng. Mẹ bầu có thể thay giấm bằng chanh cho có mùi thơm ngon hơn.
Trứng ngỗng chiên nấm đùi gà: 1 quả trứng ngỗng, 200gr nấm đùi gà, 100g thịt heo băm nhuyễn, hành tím, gia vị. Tiếp đến sơ chế nấm đùi gà, rửa sạch, cắt bỏ gốc và xắt nhỏ hạt lựu. Còn thịt heo đem ướp với muối và hạt nêm, để khoảng 10 phút cho thấm, trứng ngỗng đánh tan thêm vào nửa muỗng hạt nêm.Đun nóng dầu, cho hành băm vào phi thơm và cho nấm vào xào chừng 1 phút. Trút thịt vào nấm, xào đảo nhanh rồi bắc xuống. Làm nóng dầu và đổ trứng vào tráng, rải đều nấm và thịt lên mặt trứng, đậy vung để trứng chín hẳn là được.
Hi vọng với bài viết: Luộc trứng ngỗng bao nhiêu phút chín đều và thơm ngon không chỉ giúp giải đáp thắc mắc, để làm nên món trứng ngỗng luộc thơm ngon. Đồng thời có thêm những công thức chế biến món ăn mới lạ từ trứng ngỗng. Để có thể nhiều thông tin, kiến thức hữu ích khác, hãy thường xuyên truy cập vào website của chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm: