Ngâm chân bao nhiêu phút? để chữa được nhiều bệnh

Ngâm chân nước ấm mỗi ngày là một phương pháp thư giãn chân, đồng thời mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Nhưng liệu bạn đã biết cách ngâm chân như thế nào cho hiệu quả và an toàn chưa, bởi nếu như ngân chân quá lâu sẽ khiến cơ thể nhiễm lạnh và hại cho sức khỏe đấy nhé. Vậy nên ngâm chân bao nhiêu phút mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe đây? Hãy cùng đến ngay với bài viết để cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé!

Lý do nên ngâm chân nước nóng mỗi tối để cải thiện sức khỏe

Bàn chân là nơi phải chịu áp lực của toàn cơ thể, nhưng có lẻ đây là bộ phận được ít người quan tâm và chăm sóc. Đây còn là nơi tập trung 60 huyệt đạo quan trọng trên cơ thể người. Nói rõ hơn thì các đầu huyệt ở chân tương ứng với vô số các đầu dây thần kinh nối liền với các bộ phận quan trọng như tim, dạ dày, não, thận, tá tràng,… Vì vậy massage chân, ngâm chân nước nóng là phương pháp rất tốt để giúp đôi chân được thư giãn, cũng như thúc đẩy cấc bộ phận khác hoạt động tốt hơn. Và sau đây là những tác dụng tuyệt vời của việc ngâm bàn chân bằng nước nóng, bạn có thể tham khảo:

Tăng cường thể chất: phương pháp ngâm chân nước ấm kết hợp với massage bấm nguyệt nhẹ nhàng còn giúp đôi bàn chân thư giãn và điều chính được độ cân bằng của cơ thể. Ngâm chân nước ấm còn giúp tăng lưu thông máu, giải độc, kích thích cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả một số triệu chứng phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về hệ tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương. Tất cả những lợi ích trên sẽ giúp bạn tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.

🏆🏆 Chú Ý :   Kho 1001 Stt, cap đăng story ngắn hay, độc lạ, ngầu, ý nghĩa nhất

Loại bỏ tế bào chết, mùi hôi: đôi chân đi lại thường xuyên hay phải chịu ứ bách trong đôi giày khiến bàn chân luôn trong trạng thái ẩm ướt. Chính điều này nhiều người gặp phải tình trạng hôi chân và để đánh bay mùi hôi này, bạn chỉ cần ngâm chân trong nước ấm cùng với ít muối. Nước muối pha loãng sẽ giúp đánh bay mùi hôi cũng như sát khuẩn hiệu quả, ngoài ra nó còn có tác dụng loại bỏ lớp sừng hay tẩy tế bào chết, khi cho muối vào nước nóng và ngâm chân, có thể lợi dụng sức nóng của nước để tăng cường tẩy tế bào chết.

Bổ thận, chống lão hóa: Ngâm chân bằng nước muối giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, có thể khiến cho các thành phần hoạt chất có trong nước muối thẩm thấu vào trong thận và nội tạng, từ đó đạt được hiệu quả bổ thận. Dùng muối ngâm chân còn có thể loại bỏ khí lạnh, đồng thời nếu cho thêm những viên đá sỏi vào để mát-xa chân, sẽ còn giúp tăng hiệu quả giấc ngủ và kháng lão, cũng như điều trị cảm lạnh. Thậm chí tăng cường trí nhớ, thư giãn đầu óc.

Giảm các bệnh mãn tính: như được biết, phương pháp ngâm chân nước ấm còn có tác dụng trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt, ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân còn được áp dụng thành công để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, từ tiểu đường cho đến lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa. Ngoài ra, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư.

🏆🏆 Chú Ý :   Luộc trứng vịt lộn bao nhiêu phút, bao lâu thì chín

Cải thiện trí não và tinh thần: ngâm chân nước ấm sẽ tạo ra cảm giác thoải mái, tinh thần được thư giãn, giảm stress, áp lực và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Bên cạnh đó, phương pháp cổ truyền này còn giúp mang lại cho bạn cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập trung trí não và kiểm soát lo âu, tăng cường mức năng lượng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.

Cải thiện giấc ngủ: Ngâm chân nước nóng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.

Trị các bệnh ngoài da: Một số bệnh nấm chân hoặc nấm móng chân đều được chữa trị hiệu quả bằng phương pháp ngâm chân nước nóng và muối. Muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da rất tốt với tác dụng tẩy tế bào chết, giảm viêm nhiễm, ngứa, đau nhức và nhanh chóng phục hồi vết thương.

Vậy nên ngâm chân bao nhiêu phút là được?

Mặc dù phương pháp ngâm chân nước ấm mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu mọi người ngâm sai cách hoặc thời gian ngâm quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đấy nhé. Bởi thời gian ngâm chân nước nóng quá lâu ở nhiệt độ nóng sẽ làm mạch máu giãn nở quá mức, gây chóng mặt hoặc quá lâu sẽ khiến da bị khô ráp. Vậy nên ngâm chân bao lâu thì được?

🏆🏆 Chú Ý :   Xe giường nằm có bao nhiêu chỗ? Nên chọn ghế nào an toàn nhất

Ngâm chân thường xuyên sẽ mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Nhưng khi ngâm chân mọi người nên chú ý ngâm ngập cổ chân, ít nhất là trên mắt cá khoảng 2cm. Hoặc nếu có thể nên ngâm trong xô hoặc thùng để mực nước ngâm chân cao hơn một nửa chiều cao của bắp chuối, đây là nguyên tắc ngâm chân giúp khí huyết trong kinh mạch lưu thông tốt nhất, để từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.

Khi ngâm, phải đặt nguyên hai bàn chân trên mặt đáy thùng một cách thoải mái. Thời gian ngâm chân tốt nhất là 30 phút, khi ngâm chừng mười lăm phút có thể thêm chút nước nóng để giữ nhiệt độ của nước. Trước và sau khi ngâm chân nên uống chút nước ấm để tạo điều kiện tốt cho việc thải độc, và bù nước cho cơ thể. Sau khi ngâm xong bao giờ cũng dùng khăn khô lau sạch chân, vào ngày lạnh thì phải lập tức ủ ấm chân.

Và thời gian ngâm chân tốt nhất là vào 9h tối, đây là điểm thận khí yếu nhất trong ngày. Ngâm chân vào giờ này sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu. Hơn nữa, thận và các cơ quan nội tạng trải qua một ngày dài làm việc. Thông qua ngâm chân là để thư giãn và điều chỉnh lại, giúp thận được nghỉ ngơi.

Bạn đã biết pha nước ngâm chân hiệu quả chưa?

Thông thường thì mọi người thường ngâm chân với nước ấm thêm ít muối, cách ngâm chân này sẽ giúp thanh lọc cơ thể, lưu thông khí huyết một cách tuyệt vời. Ngoài ra, dưới đây là một số công thức pha nước ngâm chân mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh khác, các bạn nên tham khảo thêm:

🏆🏆 Chú Ý :   Cá chứa bao nhiêu Calo? (Cá hồi, nục, ngừ, thác lác, mú, rô, chép,...)

Nước ngâm chân bằng giấm và nước ấm

Chuẩn bị

  • 150 ml giấm
  • 2,5 lít nước ấm

Cách làm

  • Thêm một cốc giấm vào chậu nước ấm có nhiệt độ trên dưới 40 độ C.
  • Sau đó ngâm chân với dung dịch nước ấm và giấm trong khoảng 30 phút.
  • Nên thực hiện phương pháp này 3 lần/tuần.

Công dụng

  • Axit acetic trong giấm giúp kháng nấm, do vậy, ngâm chân với giấm giúp kiểm soát nhiễm trùng và tạo hàng rào bảo vệ chống lại các loại nấm, vi sinh gây bệnh.
  • Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bạn tẩy tế bào chết ở chân, giúp da mềm, mịn màng, chai sần, chống lại các vi rút gây ra mụn cóc trên da…

Nước ngâm chân bằng sữa tươi, dầu oliu, nước cốt chanh

Chuẩn bị

  • 2-3 quả chanh
  • 2 muỗng canh dầu ô liu
  • ¼ cốc sữa tươi
  • 2,5 lít nước ấm

Cách làm

  • Tạo hỗn hợp ngâm chân gồm: 2-3 quả chanh, 2 muỗng canh dầu ô liu và ¼ cốc sữa sau đó pha vào một chậu nước ấm khoảng trên dưới 40 độ C.
  • Quá trình ngâm chân có thể dùng dùng bàn chải/bọt biển chà chân để loại bỏ phần da chết ở gót chân và ức bàn chân.

Công dụng

  • Ngâm chân theo công thức này không chỉ là thư giãn cơ thể mà còn giúp da bàn chân mềm mại, loại bỏ mùi hôi chân và cảm giác dễ chịu hơn.

Nước phân chân bằng lá tía tô

Chuẩn bị

  • Lá tía tô
  • Nước

Cách làm

  • Dùng một nắm lá tía tô (cả cành) rửa sạch, sau đó bỏ vào nồi nước sôi đun khoảng 10 phút. Đổ nước lá tía tô ra chậu đậy bằng một rổ thưa rồi đặt 2 bàn chân lên xông.
  • Khi nước nguội bớt ở khoảng trên dưới 40 độ C thì bỏ 2 chân vào chậu nước tía tô để ngâm.

Công dụng

  • Liệu pháp ngâm chân bằng nước lá tía tô có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm và giảm axit uric trong máu đối với các trường hợp mắc bệnh gút.
  • Những người từng bị bệnh gút nên duy trì việc ngâm chân đều đặn mỗi ngày để ngừa bệnh gút tái phát.
🏆🏆 Chú Ý :   Luộc bánh bột lọc bao nhiêu phút thì chín ngon ?

Nước ngâm chân bằng vỏ bưởi

Chuẩn bị

  • Vỏ bưởi khô
  • Nước ấm

Cách làm

  • Lấy vỏ của 1-2 quả bưởi (đã phơi khô), nướng khoảng 4 phút. Sau khi vỏ bưởi nguội thì cắt thành miếng nhỏ và bỏ vào túi vải.
  • Ngâm túi vỏ bưởi với nước nóng khoảng 10 phút và đổ nước vào chậu – thêm nước lạnh để nước giảm còn ở mức nhiệt 40 độ C rồi ngâm chân.

Công dụng

  • Vỏ bưởi có chứa nhiều tinh dầu, vitamin A, vitamin C.
  • Việc ngâm chân bằng vỏ bưởi sẽ giúp da chân đẹp và mịn màng hơn, tăng cường miễn dịch, giúp thần kinh thư thái.

Những điều cần chú ý khi ngâm chân bằng nước ấm

Nhiệt độ nước: Một sai lầm của mọi người thường gặp đó chính là không quan tâm đến nhiệt độ của nước,người thì để nước quá lạnh, người thì để nước quá nóng, cả 2 cách này đều mang đến tác hại cho sức khỏe. Do đó mọi người cần canh nhiệt độ sao cho phù hợp để tránh gây hại cho sức khỏe, nhiệt độ khoảng chừng 45 độ C là được nhé.

Thời gian ngâm chân: Một số người sau khi ngâm chân đã bị chóng mặt, cơ thể lạnh đi, đặc biệt là thấy đôi chân lạnh hơn. Đây là do thời gian ngâm chân quá lâu, nếu ngâm lâu sẽ khiến nước lạnh đi thì nó sẽ nhiễm vào bên trong cơ thể, điều này gây ra lạnh ở chân và có cảm giác chóng mặt khi đứng dậy. Vì vậy thời gian ngâm chân tốt nhất là khoảng chừng 20-30 phút, nhưng trong thời gian này nên thay nước 2 lần để đảm bảo nước đủ độ ấm nhé.

Không nghịch điện thoại, xem tivi khi ngâm chân: nhiều người có thói quen làm gì cũng nghịch điện thoại, kể cả việc đi tolet, đắp mặt nạ, hay ngâm chân. Đây là thời gian thư giãn nhưng nó lại khiến bạn vẫn chưa thư giãn khi đầu óc, não bộ đang tập trung vào việc khác. Do đó, hãy nằm tĩnh lặng, nghe bài nhạc để tâm trí được thư giãn khi ngâm chân sẽ hiệu quả hơn.

🏆🏆 Chú Ý :   Tất cả có bao nhiêu ngân hàng ở Việt Nam hiện nay 2023

Không ngâm chân sau khi ăn no: Sau khi ăn, máu sẽ được tập trung vào dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn ngâm chân ngay sau khi ăn sẽ dẫn đến cung cấp máu cho dạ dày bị thiếu, dẫn tới khó tiêu hóa. Chỉ ngâm chân sau khi ăn khoảng 1 tiếng trở đi.

Không ngủ ngay sau khi ngâm chân: Nhiều người có thói quen ngâm chân trước khi ngủ vì cho rằng sẽ giúp toàn bộ cơ thể ấm áp, ngủ ngon hơn. Thực tế, sau khi ngâm chân, toàn bộ cơ thể bạn cũng không thể ấm lên mà cần phải xoa bóp nhẹ nhàng để nhiệt độ lan rộng ra toàn cơ thể.

Nên massage chân sau khi ngâm xong: Sau khi ngâm chân xong, bạn có thể massage lòng bàn chân theo các cách sau sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Bạn có thể massage ở huyệt Dũng Tuyền, bấm mạnh 36 cái, vừa ấn vừa đẩy lên phía ngón chân cho đến khi chân nóng lên. Bạn cũng có thể massage điểm giữa vùng gót chân, ứng với khu vực phản ánh giấc ngủ.Sau đó tiếp tục xoa vào vùng này từ 3~5 phút cho tới khi thấy nóng lên.

Hi vọng với bài viết không chỉ giúp các bạn biết được nên ngâm chân bao nhiêu phút mà còn biết thêm những lợi ích tốt cho sức khỏe mà ngâm chân mang lại. Để có thêm nhiều thông tin thú vị khác, hãy cùng chúng tôi theo dõi những bài viết tiếp theo nhé!

Posted in: Câu hỏi thường gặp
«
»