Bao nhiêu tuổi thì hết cận thị?

Cận thị là một bệnh về mắt khá phổ biến hiện nay, đặc biệt gặp phải ở trẻ em, học sinh, độ tuổi đang phát triển. Và nhiều bạn trẻ thắc mắc rằng cận thị liệu có giảm độ, có hết hẳn hay bị cả đời? Tưởng chừng là câu hỏi đơn giản nhưng có lẻ khá nhiều bạn thắc mắc về vấn đề này, vậy hãy để baonhieu.net giúp bạn trả lời thông qua bài viết: Bao nhiêu tuổi thì hết cận thị? Mời các bạn cùng xem nhé!

Nguyên nhân và dấu hiệu cận thị ở trẻ em

Nguyên nhân cận thị ở trẻ em

Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác, tia sáng hội tụ ở trước võng mạc thay vì phải hội tụ tại đúng võng mạc, điều này khiến cho người bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa. Hiện nay, cận thị học đường đang tăng nhanh mức báo động đỏ mà nguyên nhân gây ra cận thị chủ yếu là do:

Ảnh hưởng từ công nghệ: Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó chính là sự ảnh hưởng của công nghệ. Ngày nay, trẻ em sử dụng điện thoại, ipad, tivi, máy tính… dường như khá phổ biến và rất sớm. Nhiều bậc phụ huynh đã cho con xem điện thoại từ lúc sơ sinh cho đến lớn, mà lại không biết rằng thứ thiết bị điện tử này không chỉ gây ra cận thị mà nhiều tác hại khác.

🏆🏆 Chú Ý :   Trên thế giới có bao nhiêu đại dương & mấy lục địa ?

Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài sẽ khiến măt hoạt động với cường độ cao, càng về lâu nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ngay võng mạc. Kết quả là dẫn đến cận thị, chỉ có thể nhìn thấy những vật ở gần, còn vật ở xa rất khó khăn hoặc nhìn mờ.

Học tập và sinh hoạt thiếu khoa học:  Việc học tập trong môi trường không đủ ánh sáng, không đảm bảo về tư thế học cân đối giữa khoản cách mắt đến bảng đen, sách vở trong thời gian dài sẽ khiến mệt mỏi, mờ và dẫn đến cận thị. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt quá kém cũng là yếu tố khiến cho mắt kém đi. Và tình trạng này gặp nhiều ở trẻ em không được bổ sung nhiều vitamin A, E, B… nó không chỉ dẫn đến cận thị mà còn gây ra nhiều bệnh về mắt.

Do di truyền từ bố mẹ: Cận thị do di truyền là một trong những cận thị đáng lo ngại nhất, bởi trẻ sơ sinh đã cận thị ngay khi được sinh ra và độ cận thường rất cao và tăng nhanh khi trưởng thành. Không chỉ vậy, nó còn dẫn đến nhiều biến chứng về sau như: thoái hóa hắc võng mạc, xuất huyết hoàng điểm, bong hoặc xuất huyết thể pha lê, rách hay bong võng mạc,… khả năng phục hồi thị lực của bệnh nhân kém dù được điều trị.

Dấu hiệu nhận biết cận thị ở trẻ em

Đối với trẻ em cận thị rất dễ nhận biết, các bậc phụ huynh chỉ cần chịu khó quan sát, để ý đến trẻ một tí là có thể nhận ra là trẻ có bị cận thị hay không. Và dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp nhất:

🏆🏆 Chú Ý :   Giá cá song bao nhiêu tiền 1kg ?

Trẻ dụi mắt thường xuyên: khi trẻ ngồi xem phim hoặc tập trung một việc gì đó mà trẻ thường xuyên dụi tay vào mắt điều này chứng tỏ trẻ không nhìn thấy tỏ được. khi thấy trẻ thường xuyên có dấu hiệu này, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám liền nhé.

Xem tivi, điện thoại, sách vở ở khoảng cách gần: đây là dấu hiệu bố mẹ nhanh chóng phát hiện nhất, bởi trẻ ngồi xa hoặc nhìn xa sẽ rất khó khăn, do đó trẻ thường ngồi gần hoặc dòm xát vô sách vở chứng tỏ trẻ đã bị cận thị.

Nhạy cảm với ánh sáng hoặc chảy nước mắt nhiều hơn bình thường: nhạy cảm quá với các loại ánh sáng như ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn trong nhà. Bạn thấy trẻ sợ ánh sáng, nheo mắt lâu hoặc lấy tay che mắt khi có ánh sáng hoặc trẻ cảm thấy đau đầu, buồn nôn. Biểu hiện trẻ nhạy cảm với ánh sáng có thể là dấu hiệu của bệnh lý về mắt, trong đó có cận thị.

Mỏi mắt, tức mắt khi xem tivi, điện thoại, máy tính, sách vở: Bạn hay quan sát trẻ và nhắc trẻ thường xuyên nghỉ giải lao sau mỗi 20 phút và quan sát các vật ở cách xa tối thiểu là 60m trong vòng 20 giây. Nếu trẻ vẫn cảm thấy mỏi mắt, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa mắt. Vì đó là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị.

Trẻ nhắm hoặc nheo mắt khi xem tivi, đọc sách: Bạn hay quan sát trẻ và nhắc trẻ thường xuyên nghỉ giải lao sau mỗi 20 phút và quan sát các vật ở cách xa tối thiểu là 60m trong vòng 20 giây. Nếu trẻ vẫn cảm thấy mỏi mắt, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa mắt. Vì đó là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị. Ngoài ra, bố mẹ có thể chú ý hơn khi có dấu hiệu nheo mắt, bảo nhức đầu, nhức mắt hoặc lòa mắt… nhé.

🏆🏆 Chú Ý :   Hiện tại có bao nhiêu quốc gia (nước) trên thế giới

Bao nhiêu tuổi thì hết cận thị?

Nhiều bạn trẻ thường nghĩ rằng cận thị sẽ tự khỏi sau khi trưởng thành, nhưng không hề có sẽ tự khỏi đâu nhé. Độ có thể giảm nhưng cận thị vẫn còn và nếu muốn khỏi hẳn cận thị chỉ có một cách là mổ mắt hoặc bắn tia laser thì mắt mới hết hẳn được nhé.Các phương pháp phẫu thuật được sử dụng để điều trị hoặc cải thiện tầm nhìn của bạn bằng cách định hình lại giác mạc, điều chỉnh hiệu quả khả năng tập trung của mắt bạn.

Nhiều bạn cũng thắc mắc rằng đến bao nhiêu tuổi thì không còn tăng độ? Thực sự vấn đề này còn tùy thuộc vào từng người. Nhưng đối với những trẻ em bị cận thị từ nhỏ thì thông thường đến 18 tuổi là độ cận sẽ không còn tăng và nếu có tăng cũng sẽ tăng rất chậm chứ không lên độ nhanh như trước. Đặc biệt, bước qua độ tuổi 25 trở đi thì chắc chắn độ cận không lên nữa vì cơ thể nói chung và nhãn cầu nói riêng sẽ không phát triển nữa.

Nhưng bạn đừng nghĩ qua độ tuổi 25 không cận thị nữa mà lạm dụng điện thoại, máy tính hoặc bảo vệ mắt không đúng cách nhé, bởi điều này sẽ gây áp lực cho đôi mắt và dẫn đến tình trạng thoái hóa sơm. Vì bạn bị cận thị nên mắt của bạn cũng đã được coi là bệnh mắt và yếu hơn các mắt bình thường. Chính vì vậy, dù đã qua tuổi 25 bạn vẫn cần làm những điều sau để bảo vệ cho mắt của mình các bệnh về mắt.

🏆🏆 Chú Ý :   Top 10 loại Funko pop hot rần rần hiện nay

Cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ?

Cận thị được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, bởi trong đó có nhiều loại là cận thị đơn thuần, cận thị giả, cận thị thoái hóa và cận thị đêm, mỗi loại có cấp độ cận và mức độ nặng cũng khác nhau. Và để biết mình có cận thị hay không thì cách chuẩn xác nhất là đi khám và đo tiêu cự của mắt. Khi chúng ta đi kiểm tra mắt, nhìn vào một toa kính mắt, nếu chúng ta thấy dấu trừ “-“ thì đây là thể hiện một chẩn đoán cho cận thị, và những con số theo sau chỉ ra mức độ cận thị.

  • 0 = bình thường
  • -0,25 đến -3,00 diop = cận thị nhẹ
  • -3,25 đến -6,00 diop = vừa cận thị
  • -6,25 đến -10,00 diop = cận thị nặng
  • -10,25 diop hoặc cao hơn = cận thị cực đoan

Trên thực tế thì mọi người chỉ cận thị từ 7-10 độ là hết mức, rất ít người vượt sang mức độ này. Bởi nếu như mức độ cận thị lên tới 15-25 độ thì đây là vấn đề bệnh lý về mắt chứ không còn gọi là cận thị. Có thể là đục thủy tinh, thoái hóa điểm vàng, thoái hóa võng mạc… trường hợp này gần giống như mù và chắc chắn bạn sẽ không còn thấy đường nếu tháo kính ra.

Xem thêm: Cận 2 độ là nặng hay nhẹ

Cận thị có chữa trị được không?

Có thể nói cận thị có thể chữa được và tùy theo mức độ mà có cách chữa sao cho phù hợp. Đối với những trẻ em mới phát hiện cận thị ở mức độ nhẹ thì có thể điều trị bằng luyện tập, ăn uống, bổ sung thuốc. Nhưng đối với các trường hợp cận thị nặng hơn thì chỉ có thể phẩu thuật hoặc sử dụng tia laser thì mới khỏi hẳn. Chữa cận thị hết hẳn cũng không phải là điều dễ dàng, nhưng mọi người có thể khắc phục tình trạng này, để giảm hoặc không tăng độ thêm, điều này sẽ rất tốt. Và dưới đây là một số phương pháp chữa cận thị tốt nhất dành cho trẻ mới cận thị, các bố mẹ nên tham khảo:

🏆🏆 Chú Ý :   Bearbrick 1000 giá bao nhiêu tiền, mua ở đâu chính hãng

Ngưng ngay việc sử dụng các thiết bị điện tử ở trẻ: đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em bị cận thị khá sớm, chính vì vậy các bậc phụ huynh cần ngưng ngay việc thường xuyên “ôm” các thiết bị này. Điều này sẽ giúp đôi mắt được thoải mái, không còn áp lực nữa.

Thay đổi ánh sáng: cần xem lại lối sống của trẻ, đặc biệt là ánh sáng trong phòng học của trẻ. Cần điều chỉnh ánh sáng phù hợp để giúp mắt thích ứng dễ hơn. Đồng thời tạo thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lí.

Luyện tập mắt: có thể để ngón tay trước mặt và di chuyển từ từ xa mắt, rồi từ từ lại gần. Hãy thực hiện động tác này mỗi ngày để cận thị được cải thiện. Hoặc có thể tập bài nhắm mở mắt, chỉ cần nhắm mắt lại rồi từ từ mở mắt ra, thực hiện động tác này nhiều lần để thư giãn cho mắt.

Massage mắt: đây là bài tập không chỉ giúp chữa cận thị mà còn bảo vệ mắt được khỏe hơn. Bạn chỉ cần xoa bóp, massage nhẹ vùng mắt, các điểm huyệt để lưu thoogn mái, cơ mắt được thưu giãn sẽ cải thiện cho cận thị. Massage cũng hiệu quả khi trẻ cảm thấy mắt mệt mỏi sau khi phải điều tiết quá nhiều.

Bổ sung dinh dưỡng: đây cũng là yếu tố hết sức quan trọng, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đôi mắt của bạn. Bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E, DHA, collagen… đây là những hoạt chất rất cần thiết giúp các tế bào thần kinh mắt được hoạt động tốt, đồng thời tăng cường thị lực, đôi mắt sáng hơn.

🏆🏆 Chú Ý :   Quận cầu giấy có bao nhiêu phường ?

Sử dụng thêm thuốc nhỏ mắt: Dùng thuốc nhỏ mắt theo toa bác sĩ kê là cách chữa cận thị nhẹ đơn giản và rất phổ biến trong chuyên môn nhãn khoa. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với tình trạng cận thị có nguyên nhân do lối sống không phù hợp – như làm việc công sở, học tập và sử dụng điện thoại thông minh lâu dài.

Hi vọng với bài viết: Bao nhiêu tuổi thì hết cận thị? đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc, cũng như có thêm thông tin, kiến thức về tình trạng cận thị nhằm có thể hạn chế và phòng tránh tốt nhất. Hãy thường xuyên truy cập vào website để có thêm nhiều nội dung bổ ích và thú vị khác nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Posted in: Những điều bí ẩn, Trẻ em
«
»